Tờ Business Insider cho biết, dù phiên bản Su-27 Ukraine đang sử dụng đã không được nâng cấp hay hiện đại hóa như phiên bản Nga, các phi công Ukraine đã nỗ lực sử dụng kỹ năng của mình để đối đầu với dàn tiêm kích Nga hiện đại hơn rất nhiều.
Hiện tại, phía Ukraine đang sử dụng phiên bản Su-27 xuất hiện lần đầu sau khi Liên bang Xô-Viết tan rã năm 1991. Mẫu này vẫn có khả năng di chuyển linh hoạt gần tương đương với các phiên bản Nga đang sử dụng, tuy nhiên các cảm biến và vũ khí của mẫu Su-27 già cỗi này đã lạc hậu rất nhiều.
Tiêm kích Su-27 đang được trang bị tên lửa R-37M. Tên lửa R-37M có tần bắn gấp năm lần mẫu cũ. Nó cũng có tốc độ MACH 6 và là một trong những mẫu tên lửa không-đối-không hiện đại nhất hiện nay.
Ngoài việc hứng chịu các đợt tấn công từ tên lửa đất-đối-không S-400 và tiêm kích Su-35 từ Nga, việc bảo dưỡng các tiêm kích Ukraine cũ này cũng rất tốn kém.
Lực lượng Ukraine đã gặp khó khăn trong việc thu mua phụ kiện của Sukhoi từ năm 2009. Và đương nhiên với sự khan hiếm cũng như do cuộc chiến đang diễn ra, việc có được phụ tùng thay thế là bất khả thi. Vì vậy, hiện chỉ có 19 chiếc Su-27 do quân Ukraine vận hành.
Với bất lợi về công nghệ, các phi công Ukraine đang phải sử dụng kỹ năng và lợi thế sân nhà để có thể chống trả. Tuy nhiên, mọi sai lầm dủ là nhỏ nhất vẫn sẽ phải trả giá đắt.
Tuy nhiên, các phi công Ukraine vẫn đang làm tốt nhiệm vụ của mình – giúp không phận tại Ukraine chưa bị Nga chiếm ưu thế hoàn toàn.
Truyền thông phương Tây nhận định, các phi công kinh nghiệm của Ukraine đã có màn thể hiện khá tốt trong suốt thời gian Nga tổ chức chiến dịch quân sự đặc biệt. Tuy nhiên, lợi thế về quân số của Nga mà cụ thể là khả năng tự chủ sản xuất tiêm kích với số lượng lớn, sẽ sớm khiến Ukraine rơi vào thế kẹt, nếu không nhận thêm được tiêm kích viện trợ từ nước ngoài.
Hoàng Anh (theo BI)