Ngạc nhiên trước chiến lược phát động chiến tranh của Quân đội Mỹ

Google News

(Kiến Thức) - Để nâng cao năng lực và hiệu quả tác chiến, Quân đội Mỹ đang tích cực xây dựng học thuyết chiến tranh mới, trong đó đặc biệt chú trọng tới tác chiến chiếm ưu thế trên không không và trên biển trước khi triển khai bộ binh.

Các chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, hiện nay, tác chiến trên không - biển là hoạt động tác chiến đang được Quân đội Mỹ tập trung phát triển nhiều nhất cả về lý luận tác chiến và lực lượng tác chiến.
Theo đó, để hoạt động tác chiến này đạt được hiệu quả cao nhất và giúp Quân đội Mỹ đánh thắng mọi kẻ thù, lực lượng tác chiến phải thực hiện tốt 4 đặc trưng yêu cầu tác chiến đó là:
Thứ nhất: Nâng cao năng lực tác chiến hiệp đồng vượt khu vực. Đây là tư tưởng tác chiến nòng cốt của hoạt động tác chiến không - hải. Tư tưởng này yêu cầu lực lượng quân sự Mỹ phải tăng cường sử dụng tất cả lực lượng liên quân theo phương thức tích hợp sáng tạo trên 6 lĩnh vực tác chiến lớn gồm: trên bộ, trên biển, trên không, vũ trụ, không gian điều khiển học và điện từ, qua đó bảo đảm ưu thế phi đối xứng cho lực lượng liên hợp.
Để phục vụ cho tư tưởng này, Quân đội Mỹ đã phát triển hàng loạt vũ khí và trang bị vận tải có tốc độ siêu thanh đủ sức đảm nhận nhiệm vụ tác chiến, vận tải, chuyển quân tới mọi nơi trên thế giới trong thời gian chỉ trong vòng 24 giờ kể từ khi phát động chiến tranh.
Ngac nhien truoc chien luoc phat dong chien tranh cua Quan doi My
 Biên đội tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Wikipedia 
Thứ hai: Mở rộng phương thức tác chiến kiểu phân tán. Ngay từ năm 2004, James Matitis - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó đã chỉ đạo phát triển khái niệm “tác chiến kiểu phân tán” cho các lực lượng vũ trang Mỹ.
Đối với môi trường tác chiến trên biển, nòng cốt của sát thương kiểu phân tán là làm cho càng nhiều tàu mặt nước có năng lực tấn công tầm trung, tầm xa mạnh hơn, từ 3 - 4 tàu như vậy biên chế thành cụm hành động tác chiến mặt nước độc lập, phân tán triển khai nhiều cụm tác chiến mặt nước như vậy đến vùng ven biển rộng lớn phía trước, đồng thời giảm thiểu tối đa tổn thất. 
Ngac nhien truoc chien luoc phat dong chien tranh cua Quan doi My-Hinh-2
 Máy bay F-22 của Không quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia 
Đối với môi trường tác chiến trên không, xây dựng hệ thống tác chiến do nhiều tổ hợp khác nhau phối hợp để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Hệ thống tác chiến này sẽ bao gồm một số lượng nhỏ tổ hợp có người lái và một lượng lớn tổ hợp không người lái, trong đó tổ hợp có người lái phụ trách chỉ huy điều khiển, còn số lượng lớn tổ hợp không người lái chịu trách nhiệm tiến vào khu vực nguy hiểm để hiệp đồng tác chiến, cùng hoàn thành nhiệm vụ đã xác định.
Đối với môi trường không gian, Mỹ sẽ sử dụng các biện pháp như: tách cấu trúc, phân tách chức năng, mang tải, phân tán nhiều quỹ đạo, phân tách nhiều khu vực tác chiến, để nâng cao khả năng khôi phục, tính kinh tế, độ an toàn và khả năng sống còn của hệ thống vũ trụ.
Thứ ba: Tác chiến thông minh trên cơ sở cuộc cách mạng quân sự. Theo đó, Quân đội Mỹ sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực trọng điểm gồm: hệ thống học tập tự chủ, quyết sách hiệp đồng giữa con người và máy móc, máy móc hỗ trợ con người tác chiến, biên chế tổ chức con người và máy móc tiên tiến, vũ khí tự động hoạt động dựa vào hệ thống mạng.
Ngac nhien truoc chien luoc phat dong chien tranh cua Quan doi My-Hinh-3
Máy bay F-22 của Không quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia 
Thứ tư: Phát triển phương thức chiến tranh hỗn hợp. Khái niệm này được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Matisse và nhà quân sự Frank Hoffman cùng đưa ra đầu tiên vào năm 2005.
Quân đội Mỹ cho rằng, trong chiến tranh tương lai, do đối tượng tác chiến phức tạp, phương thức tác chiến đa dạng và môi trường tác chiến đa chiều, đã không thể sử dụng phương pháp phân loại chiến tranh truyền thống để quy chiến tranh thuộc loại nào.
Nước Mỹ nếu muốn đối phó hiệu quả với các “mối đe dọa hỗn hợp” như vậy, cần phải chuyển đổi mô hình thành kiểu “bộ đội hỗn hợp” có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ.
Từ những điểm trên, khi tiến hành chiến tranh, Mỹ sẽ phát động một cuộc chiến tranh tổng lực vào nước đối phương trên tất cả các lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, tiền tệ, ngoại giao, quân sự, tranh giành quyền kiểm soát không gian mạng, quyền đối thoại quốc tế...

Mời độc giả xem video: Khả năng phát động chiến tranh tổng lực của Quân đội Mỹ. (nguồn Military Power Channel)

Lam Ngọc