Nhật Bản âm thầm đưa siêu tàu ngầm hiện đại vào biên chế

Google News

Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản vừa đưa vào biên chế thêm một tàu ngầm điện - diesel hiện đại bậc nhất thế giới.

Chiếc tàu ngầm mang tên JS Taigei (SS 513), đã được chính thức làm lễ hạ cảng ngày 9/3/2022 tại sân tàu của Mitsubishi Heavy Industries (MHI) tại Kobe.

“Taigei” có nghĩa là “Cá voi lớn” trong tiếng Nhật, với chiếc tàu đầu tiên được hạ càng ngày 14/10/2020.

Chiếc tàu SS513 sẽ được JMSDF phân bổ vào Đội Hộ tống số 4, đỗ tại Căn cứ hải quân Yokosuka.

Nhat Ban am tham dua sieu tau ngam hien dai vao bien che

Tính năng chủ đạo của tàu ngầm mới này là việc sử dụng pin lithium-ion từ công ty GS Yuasa, Kyoto thay vì sử dụng pin chì-axít được sử dụng trong các tàu ngầm sử dụng dầu diesel và năng lượng điện trước đây.

Chiếc SS513 cũng được trang bị khoang chứa năng lượng dự trữ cải tiến, cho phép thời gian lặn lâu hơn mà không cần tăng kích thước tàu.

Tàu ngầm này cũng có hệ thống chỉ huy tác chiến kiểu mới, một hệ thống lặn tiên tiến, cùng một hệ thống sonar công nghệ mảng sợi quang.

Tàu Taigei cũng sử dụng ngư lôi F18 tân tiến nhất của JMSDF với nâng cấp về hệ thống đấy, hệ thống dẫn và khả năng xử lý dữ liệu vượt trội so với loại Type 89. Ngoài ra, tàu ngầm cũng có thể bắn tên lửa chống thuyền chiến UGM-84L Harpoon Block II với khả năng chiến đấu dưới biển cũng như tấn công đường bộ.

Lực lượng Phòng vệ Hàng hải dự kiến sẽ sở hữu tổng cộng 6 chiếc tàu ngầm Taigei, ngoài ra cũng có khả năng Chính phủ Nhật Bản sẽ tăng lượng tàu ngầm tùy thuộc tình hình bảo an và điều lệ của đất nước này.

Loại cỡ tàu Hakugei (SS514) được sản xuất bởi Kawasaki Heavy Industries (KHI) vào tháng Mười năm 2021, và được dự kiến sẽ giao tới JMSDF vào tháng Ba năm 2023. Dự kiến MHI cũng tiếp tục sản xuất thêm 4 tàu ngầm nữa, trong đó hai tàu sẽ do MHI sản xuất và hai tàu do KHI sản xuất.

Kích cỡ tiêu chuẩn sẽ bao gồm trọng lượng 3000 tấn, chiều dài 84 mét, chiều rộng 9.1 mét với thủy thủ đoàn gồm 70 người vận hành & quản lý.

Hoàng Anh