Thông tin trên được tờ South China Moring Post đăng tải từ một nguồn tin riêng của tờ báo này. Theo đó, một khi căn cứ này hoàn thiện, Bắc Kinh sẽ có thể chuyển tới đây hàng trăm lính, thậm chí ít nhất một tiểu đoàn. Theo biên chế quân đội Trung Quốc, một tiểu đoàn sẽ có quân số tối đa khoảng trên 500 lính.
Không chỉ có binh lính, nguồn tin này còn khẳng định Trung Quốc sẽ đưa tới đây cả vũ khí, khí tài, phương tiện chiến đấu đủ để phục vụ ít nhất một tiểu đoàn sẽ đóng quân ở đây trong tương lai.
|
Một đơn vị Hải quân Đánh bộ Trung Quốc hoạt động Djibouti. Nguồn ảnh: South China Moring Post. |
Nguồn tin chính thức được công bố sau đó bởi Quân đội Trung Quốc cho biết, lực lượng này vẫn chưa dự kiến thời gian hoàn thành căn cứ ở Afghanistan, tuy nhiên khẳng định, căn cứ của Trung Quốc tại Afghanistan sẽ có trọng trách và vai trò khác với căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ở nước ngoài vừa được xây dựng tại Djibouti.
Năm 2017 vừa rồi, căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ở nước ngoài đã được xây dựng ở Djibouti. Theo thông tin được Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin sau đó, căn cứ này chỉ được sử dụng nhằm mục đích tiếp tế hậu cần.
Với căn cứ quân sự mới đang được Bắc Kinh xây dựng tại Afghanistan, giới quan sát khẳng định rằng việc xây dựng căn cứ tại đây sẽ đóng góp không nhỏ vào sự hợp tác quân sự giữa Bắc Kinh và Kabul trong tương lai vì cả hai quốc gia này giờ đều chung một mục đích ở Afghanistan - đó là chống khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Giới phân tích quân sự của Trung Quốc lại khẳng định, Afghanistan là một quốc gia có khả năng chống khủng bố yếu kém, điều này khiến Taliban đang biến Afghanistan thành "sân sau" của chúng. Chính quyền và quân đội Afghanistan gần như không thể làm được gì để ngăn chặn quá trình này, điều duy nhất họ có thể trông chờ hiện nay đó là bấu víu vào Mỹ, Trung Quốc và những quốc gia khác.
Mời độc giả xem Video: Pháo binh Mỹ "làm loạn" Afghanistan.
Tuấn Anh