Trong cuộc trao đổi với hãng tin Sputnik News, chuyên gia quốc phòng Nga, ông Vasil Kashin đã chia sẻ thông tin trên.
Theo đó, hồi tháng này, Không quân Trung Quốc đã điều loạt máy bay ném bom chiến lược H-6K tham gia tập trận tầm xa đầu tiên trên bầu trời vùng tây Thái Bình Dương.
|
Tiêm kích J-11B. |
Sau khi vượt qua eo biển Bashi ngoài khơi bờ biển miền nam Đài Loan, các máy bay H-6K phần nào chứng minh cho khả năng khởi động các cuộc tấn công trên không của Bắc Kinh. Các bức ảnh do Không quân Trung Quốc công bố trên mạng cho thấy, nước này đang sở hữu ít nhất hai phi đội máy bay ném bom H-6K.
Ông Kashin cho rằng, do sự hiện diện của máy bay H-6K trên bầu trời tây Thái Bình Dương nên Mỹ, Nhật Bản có thể phát triển hay sắm thêm các tiêm kích hạng nặng để đối phó chúng.
Thời Chiến tranh Lạnh, Hải quân Mỹ từng tung ra tiêm kích F-14 Tomcat để chống trả lại các máy bay ném bom chiến lược Liên Xô. Theo ông Kashin, nếu Mỹ và các nước đồng minh lên kế hoạch đánh chặn các máy bay loại này của Bắc Kinh, Không quân Trung Quốc rất có khả năng triển khai các tiêm kích hạng nặng để hộ tống máy bay H-6K.
Vị chuyên gia Nga cho biết, Tập đoàn sản xuất Thẩm Dương đang phát triển hai mẫu tiêm kích hạng nặng là J-11B và J-16 dựa trên mẫu Su-27 Nga. Khi cần thiết, cả hai loại này có thể được triển khai để đảm nhiệm nhiệm vụ hộ tống H-6K mang tên lửa hành trình CJ-10.
Thanh Nga