Sự phát triển của máy bay vận tải hạng nặng Y-20 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp hàng không dân sự và quân sự nếu như Trung Quốc có thể khắc phục được các vấn đề về động cơ nội địa “kém chất lượng” mà Trung Quốc tự sản xuất.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun hồi tuần trước rằng, nước này đang phát triển máy bay vận tải quân sự Y-20 như một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội và phục vụ cho các nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo, khắc phục thảm họa thiên tai.
Y-20 có thể mang được những xe tăng hạng nặng như Type 99 của Trung Quốc.
Ngày 24/12/2012, một số hình ảnh được cho là nguyên mẫu máy bay vận tải quân sự hạng nặng Y-20 đầu tiên được sản xuất ở Trung Quốc đã xuất hiện trên các trang mạng quân sự. Máy bay Y-20 mang dáng dấp khá giống loại máy bay vận tải C-17 do công ty Boeing phát triển cho Không quân Mỹ. Tuy nhiên, có vẻ như kích cỡ của Y-20 là lớn hơn máy bay C-17 và nhỏ hơn loại vận tải cơ cỡ lớn A 400M của Airbus (châu Âu).
Y-20 ngắn và “mập” hơn khi so sánh với Il-76 với khoang vận tải cao hơn và rộng hơn để có thể mang được những xe tăng hiện đại và nhiều loại vũ khí hạng nặng khác. Như vậy, kích thước của Y-20 đủ rộng để có thể chứa được những phương tiện quân sự và vũ khí lớn nhất của Quân đội Trung Quốc, bao gồm cả loại xe tăng Type 99, có trọng lượng nặng tới 55 tấn.
Một lợi thế khác của nó là sử dụng đôi cánh rộng và dài, do đó tăng được tỷ lệ lực đẩy/ lực nâng và do đó tăng tầm hoạt động và cải thiện hiệu suất của nó.
Không ít điểm yếu
Điểm yếu của Y-20 đó là sử dụng động cơ tuabin tương đối nhỏ. Trước đây, đã có những báo cáo rằng, máy bay sẽ sử dụng các động cơ của Nga sản xuất, nhưng hiện nay loại động cơ Turbofan-18 được Trung Quốc sản xuất “nhái” từ loại D-30 của Nga (động cơ thế hệ đầu tiên) với động cơ tuabin lớn, có liên quan tới động cơ nhỏ ở sự ổn định của máy bay.
Hình ảnh đầu tiên của máy bay vận tải Y-20 khi đang di chuyển ở trong sân bay một nhà máy..
Khả năng nghiên cứu và phát triển động cơ cỡ lớn vẫn là điểm yếu kém nhất trong ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc. Họ đang phát triển động cơ Turbofan-20 có kích cỡ lớn hơn để lắp đặt cho máy bay Y-20, do vậy, hiện nay Y-20 phải sử dụng động cơ được “bất đắc dĩ”, không có được những đặc điểm tương xứng với máy bay. Trong tương lai, Y-20 sẽ sử dụng động cơ Turbofan-20 nội địa.
Bù lại cho điểm yếu động cơ, Y-20 được sử dụng hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Giống như ở máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-200, Y-20 được sử dụng một hệ thống tích hợp, kết hợp radar khí tượng, truyền thông, định vị và hoa tiêu tự động trong cùng một hệ thống.
Phạm vi hoạt động rộng lớn của Y-20 sẽ tăng cường khả năng không vận chiến lược cho Quân đội Trung Quốc. Với 100 chiếc Y-20 trong tương lai, Trung Quốc có thể nhanh chóng vận chuyển các lực lượng của họ tới châu Âu và châu Phi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự, Trung Quốc sẽ cần tới 300 chiếc Y-20 mới có thể nâng tầm, sánh ngang với khả năng vận tải chiến lược của Mỹ.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự khi so sánh Y-20 với máy bay vận tải C-17A của Mỹ, Y-20 còn thua xa bởi thiết kế khí động học của nó tương đối bảo thủ, hệ thống cần nâng của nó vẫn rất lạc hậu. Y-20 không sử dụng công nghệ tiên tiến theo kiểu cánh quạt hình bông hoa ở cánh. Y-20 còn thua xa cả C-17A và Il-76 về độ tinh cậy, cường độ bảo dưỡng ở tỷ lệ cao.
Hiệu suất động cơ của Y-20 là một vấn đề lớn. Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để đi đến tự sản xuất động cơ có hiệu suất so sánh được với loại PW2040 trên máy bay C-17. Hiệu suất toàn diện của Y-20 chỉ bằng 60% của C-17A.
Các chuyên gia cũng nhắc lại rằng, C-17 là một máy bay vận tải được Mỹ sản xuất từ những năm 1990, nhưng Trung Quốc vẫn không thể sử dụng một số công nghệ mà họ thu được của Mỹ sau này.
ĐANG ĐỌC NHIỀU
TIN LIÊN QUAN
Bạch Dương