Phi công gạo cội của Mỹ: Tiêm kích F-16 không thể đối đầu S-400

Google News

Một trong những phi công lái máy bay chiến đấu F-16 hàng đầu của Không quân Mỹ, John “JV” Venable trả lời tờ Business Insider gần đây cho biết, F-16 không thể đối đầu với hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Phi cong gao coi cua My: Tiem kich F-16 khong the doi dau S-400
  Ảnh: Business Insider.

Là một phi công và là nhà phân tích quân sự kỳ cựu, John “JV” Venable nói với tờ Business Insider rằng, Không quân Ukraine đang phải đối đầu với vấn đề nghiêm trọng, đó là các hệ thống tên lửa phòng không của Nga.

John “JV” Venable không chỉ là một nhà phân tích quân sự mà ông còn là một phi công có tên tuổi của Không quân Mỹ. Venable đã phục vụ ở 16 địa điểm trên khắp thế giới. Ngoài Mỹ, Venable đã bay ở Châu Âu, Thái Bình Dương và Trung Đông.

Trong cuộc đời phi công của mình, Venable từng là phi công chiến đấu, dẫn đường bay, sĩ quan chỉ huy-tham mưu và Venable còn được biết đến như một chuyên gia phát triển các chiến thuật tấn công đường không. Chính vì những thành tích như vậy, mà Venable đã được đề cử cho giải thưởng “Claire Chennault – Sát thủ trên không”.

Venable đã nghiên cứu về chuyên môn về các tình huống chiến đấu phòng không – không quân trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và đưa ra những nhận định về việc quyết tâm của Ukraine khi muốn Mỹ viện trợ tiêm kích F-16.

Phân tích của Venable cho rằng, chiến đấu cơ F-16 sẽ chỉ gây “rắc rối” thêm cho lực lượng không quân Ukraine và sẽ không thành công.

Venable nhấn mạnh, F-16 không phải là máy bay chiến đấu tàng hình, không có những tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ 5 như F-22 hay F-35; và nó sẽ là mục tiêu “bắn tập” cho các hệ thống phòng không của Nga được xây dựng dọc suốt chiều dài chiến tuyến.

Phi cong gao coi cua My: Tiem kich F-16 khong the doi dau S-400-Hinh-2
 Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ. Nguồn Không quân Mỹ.

Hiện tại, bầu trời Ukraine có một mối đe dọa nghiêm trọng, đó là sự vượt trội của máy bay chiến đấu Nga và hệ thống tên lửa phòng không S-400.

Venable cho rằng, S-400 có thể tiêu diệt F-16 từ rất lâu, trước khi máy bay có thể tiếp cận hệ thống phòng không để sử dụng vũ khí tiêu diệt hệ thống bằng tên lửa hoặc bom thông minh.

Venable khẳng định, sẽ không còn MiG-29 hay F-16 nào có thể mang lại lợi thế cho Ukraine. Ông tin rằng, ngay cả những biến thể F-16 được Mỹ nâng cấp hiện đại hơn trong những thập kỷ gần đây, cũng không thể vượt qua được khả năng hệ thống S-400 của Nga.

Theo Venable, F-16 có thể vượt qua một số hệ thống phòng không cũ của Liên Xô, hiện cũng đang có mặt trên chiến trường như hệ thống tên lửa đất đối không di động 2K12 Kub, được phát triển vào khoảng cuối thập niên 1960, hay hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung tự hành Buk, được phát triển từ đầu những năm 1980.

Phi cong gao coi cua My: Tiem kich F-16 khong the doi dau S-400-Hinh-3
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Quân đội Nga. Nguồn Topwar.

Cả hai hệ thống phòng không trên, F-16 đều có thể vượt qua; Venable nhấn mạnh rằng, ít nhất anh ta đã đối mặt với chúng một vài lần bằng cách gây nhiễu chúng bằng các hệ thống tác chiến điện tử của chiếc F-16, mà Venable lái.

Phi công Venable nói rằng, nếu chỉ có hai hệ thống phòng không này ở phía trước, Ukraine có thể đạt được một số thành công; vì hệ thống điện tử của F-16, đủ sức đối đầu với chúng.

Tuy nhiên, Venable cũng chỉ ra rằng, công nghệ của những năm 1980 và năm 2000 đã hoàn toàn khác. “Trước kia F-16 cơ hội chiến đấu với những hệ thống phòng không Liên Xô, nhưng ngày nay sẽ không có cơ hội đối mặt với phòng không Nga”; cựu phi công Mỹ kết luận một cách triết lý.

Phi cong gao coi cua My: Tiem kich F-16 khong the doi dau S-400-Hinh-4
 Máy bay chiến đấu F-16. Nguồn: Wikipedia

Ý kiến của John “JV” Venable là một ý kiến phủ nhận bất kỳ thành công nào của F-16 ở Ukraine. Tuy nhiên, trong giới lãnh đạo Mỹ luôn có những ý kiến khẳng định điều ngược lại.

Hiện ngày càng nhiều ý kiến tại Quốc hội Mỹ, về viện trợ cho Ukraine chiến đấu cơ F-16 của Mỹ; hoặc ít nhất là Mỹ cho phép tái xuất loại chiến đấu cơ này, để chiếm ưu thế trên không.

Nhưng nhiều khi những quan điểm chính trị lại thắng thế so với những lập luận quân sự về thành công của cuộc phản công sắp tới của Ukraine? Thậm chí Tướng James Hecker, Tư lệnh Không quân Mỹ ở Châu Âu, cũng nghi ngờ rằng F-16 sẽ không mang lại bất kỳ lợi thế nào cho Ukraine.

Tướng Mỹ không phủ nhận năng lực của F-16, mà thừa nhận những bước tiến trong quá trình phát triển lực lượng phòng không những năm qua của Nga. Một ý kiến hoàn toàn trùng khớp với ý kiến của John “JV” Venable.

Tuy nhiên, Ukraine tiếp tục khăng khăng muốn nhận máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Với những phân tích quân sự chuyên nghiệp như vậy đều cho rằng, chiến đấu cơ này sẽ không phù hợp cho Không quân Ukraine vào lúc này. Vậy chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao Kiev lại quan tâm đến F-16.

Cuộc phản công của Ukraine ngày càng không biết bao giờ khai hỏa và ý kiến của Kiev khăng khăng đòi mua F-16, đã dẫn đến những kết luận khác nhau.

 Một trong số đó, truyền thông phương Tây cho rằng, có thể Kiev đang cố gắng “thay máu” lực lượng không quân chiến đấu của mình “miễn phí”, bằng cách tận dụng nguồn viện trợ dồi dào của phương Tây ở thời điểm hiện tại.

Hệ thống phóng không S-400 của Nga. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga

Ý kiến chuyên môn chiếm ưu thế cho rằng, không phải F-16, mà là một máy bay chiến đấu khác sẽ phù hợp nhất với Ukraine lúc này. Nhưng đó là máy bay chiến đấu của Thụy Điển, chứ không phải là của Mỹ.

Theo chuyên gia John “JV” Venable, nếu Kiev muốn sở hữu F-16, thì Washington nên đào tạo người Ukraine về tiêu chuẩn của phương Tây đối với F-16. Tức là Ukraine cần hiểu về công tác bảo đảm kỹ thuật, cũng như tính năng kỹ chiến thuật F-16 được thiết kế cho mục đích gì.

Các chuyên gia Mỹ nhấn mạnh: “Mục đích cuối cùng của việc này không phải là để họ sử dụng F-16 trong chiến đấu, mà hướng Không quân Ukraine theo tiêu chuẩn phương Tây. Về thực chất, giống như việc chuẩn bị cho lực lượng Không quân Ukraine cho tương lai.

Phi cong gao coi cua My: Tiem kich F-16 khong the doi dau S-400-Hinh-5
Một hệ thống phòng không S-400 của Nga khai hỏa. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga. Ảnh: Star.

Đối với hệ thống tên lửa phòng không S-400, chuyên gia Venable cho rằng, mặc dù có nhiều tính năng được chia sẻ bởi các nguồn tin của Nga và vẫn chưa biết về khả năng của nó, nhưng có hai yếu tố cần xem xét.

Đầu tiên là S-400 đã được thử nghiệm với máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ và của không quân nước ngoài (cụ thể ở đây là Hy Lạp). Đây là điều mà Thổ Nhĩ Kỳ đã làm khoảng 3 năm trước, sau khi mua hệ thống phòng không S-400 của Nga và tích hợp nó vào hệ thống phòng không của nước này.

Các thử nghiệm trên đã thành công và theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, hệ thống S-400 đã hoạt động xuất sắc.

Thứ hai, theo một số nguồn tin, sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, một hệ thống S-400 đã bắn hạ một chiếc Su-27 của Ukraine trên bầu trời Kiev ở cự ly đến 150 km.

Và theo thông tin mới nhất đến từ báo chí Nga, S-300V4, phiên bản cuối cùng trước khi S-400 xuất hiện, đã bắn hạ một chiếc Su-27 của Ukraine ở khoảng cách 217 km .

Trong tình huống như vậy, Venable đã đúng; F-16 sẽ không thể áp sát hệ thống phòng không của Nga để phóng tên lửa chống bức xạ hoặc tên lửa không đối đất; nên phương Tây sẽ phải nghĩ ra chiến thuật để tránh thất bại có thể xảy ra.

Tiến Minh (theo Business Insider)