Phó Thủ tướng Nga bất ngờ tuyên bố về số phận tiêm kích Su-57

Google News

Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Russia-24 xác nhận rằng, Quân đội Nga không có kế hoạch đặt mua thêm Sukhoi Su-57 ngoài 12 chiếc có trong biên chế hiện tại.

Theo ông Yuri Borisov, trong tương lai gần lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ không đặt hàng thêm loại tiêm kích thế hệ thứ năm Sukhoi Su-57.
Trước đó Nga đã ký hợp đồng mua 12 chiếc tiêm kích loại này và dự kiến sẽ bàn giao hoàn toàn cho Không quân Nga (VKS) Nga trước năm 2027.
Máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57 được trang bị các công nghệ hiện đại và hệ thống vũ khí chính xác cao, chúng được coi là một trong những tiêm kích được đánh giá mạnh nhất thế giới hiện nay.
Tuy nhiên VKS Nga hiện tại chưa cần số lượng lớn loại này. Một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định này đó là nhằm giảm tải tài chính cho các chương trình quân sự của Nga, ông Borisov cho biết.
Pho Thu tuong Nga bat ngo tuyen bo ve so phan tiem kich Su-57
 Theo Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov, Không quân Nga chưa thực sự cần tới Sukhoi Su-57 và không có kế hoạch đặt mua thêm dòng chiến đấu cơ này. Ảnh: bultimes.com.
Phó Thủ tướng Nga nói: "Hiện nay chúng ta đang sở hữu tiêm kích Su-35, chúng cũng được coi là một trong những chiếc máy bay tốt nhất thế giới, vì vậy chúng ta không bắt buộc phải sản xuất hàng loạt loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm này.
Tiêm kích Su-35 cùng với các loại máy bay khác đủ sức cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng hiện nay".
Ông phân tích thêm rằng, ngoài việc liên quan đến tài chính việc sản xuất số lượng lớn Su-57 sẽ khiến Nga thiếu phi công. Tiêm kích Su-57 còn nhiều bí mật chưa được tiết lộ nên việc đào tạo phi công điều khiển chúng cần thời gian.
Không những vậy, việc trang bị nhiều loại máy bay này ở nhiều đơn vị trong lực lượng vũ trang sẽ cần thêm cơ sở hạ tầng, lực lượng bảo đảm, bảo dưỡng máy bay ở các đơn vị.
Để thực hiện các chuyến bay đối vơi Su-57 chúng cần phải được kiểm tra kỹ thuật rất cẩn thận. Trách nhiệm này thuộc về các cơ quan kỹ thuật của các căn cứ không quân. Họ cần phải chuẩn bị cho các chuyến bay, thực hiện bảo trì định kỳ và thực hiện các công việc cần thiết khác.
Những lực lượng này cũng không thể trong một thời gian ngắn có thể đáp ứng được, họ cần nghiên cứu và được huấn luyện chi tiết, cụ thể. Do đó từ nay cho tới năm 2027, VKS Nga sẽ chỉ tiếp nhận và làm chủ 12 chiếc tiêm kích thế hệ mới này.
Và chưa có bất kỳ một quyết định sản xuất số lượng lớn tiêm kích Su-57 được Bộ Quốc phòng Nga đưa ra, vị Thứ trưởng này cho biết. Liên quan đến sản xuất loại tiêm kích này để xuất khẩu, ông khẳng định rằng khả năng của Su-57 đã được xác nhận.
Xuất khẩu sớm hay muộn không quan trọng, nếu nhanh chóng phổ biến loại tiêm kích này trên thế giới các đối thủ tiềm năng sẽ tìm mọi cách để “nhấn chìm” chúng. Thậm chí nếu Nga không xuất khẩu tiêm kích này, các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ tìm mọi cách để hạ uy tín của Su-57.
Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt