Phòng không Nga vất vả đối phó tên lửa phòng không S-200 của Ukraine

Google News

Quân đội Ukraine đã phóng 4 tên lửa S-200 tấn công mục tiêu mặt đất, phòng không Nga bắn hạ 2 quả, còn 2 quả bị tác chiến điện tử gây nhiễu. Tuy nhiên, Nga không có nhiều hệ thống phòng không có thể bắn hạ S-200.

Phong khong Nga vat va doi pho ten lua phong khong S-200 cua Ukraine
Tên lửa S-200 của Ukraine trong lễ duyệt binh Ngày Độc lập ở Kiev, Ukraine năm 2008. Nguồn commons.wikimedia

Theo Bulgarian Military, để khắc phục tình trạng thiếu tên lửa tấn công mặt đất hiện nay, Quân đội Ukraine đã khôi phục lại các hệ thống tên lửa đất đối không S-200 V-880 của Liên Xô cho một mục đích khác, đó là sử dụng tấn công mục tiêu mặt đất; nhằm mục đích tấn công các mục tiêu của Nga.

Cuộc tấn công của Ukraine vừa qua sử dụng bốn tên lửa V-880 với những mục tiêu trải dài khắp từ Bán đảo Crimea và đến tận các vùng Rostov và Kaluga ở phía nam và phía tây của Nga.

Lãnh đạo Bộ tham mưu Không quân Nga, tướng Viktor Afzalov đã xác nhận hai tên lửa V-880 đã bị vô hiệu hóa thông qua hệ thống tác chiến điện tử và hai tên lửa còn lại bị đánh chặn bởi lực lượng phòng không.

Bất chấp cuộc tấn công của Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga đảm bảo không có thương vong hay thiệt hại nào. Tuy nhiên, tướng Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nga đã ra lệnh cho Cục Tác chiến/ Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga xác định chính xác trận địa phóng, địa điểm huấn luyện và các đơn vị sử dụng tên lửa S-200 của Ukraine.

Phong khong Nga vat va doi pho ten lua phong khong S-200 cua Ukraine-Hinh-2

Đạn tên lửa V-880 của hệ thống phòng không S-200 rời bệ phóng. Nguồn Wikipedia 

Tên lửa phòng không S-200 trong một thời gian dài là “trụ cột” của hệ thống phòng không tầm xa của Liên Xô, cho đến đầu thập niên 1990, khi Nga thay thế nó bằng các hệ thống S-300 và S-400 mới hơn, tầm xa hơn.

Với tầm tấn công 300 km chống lại máy bay, S-200 có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa hơn 500 km nếu được phóng theo quỹ đạo đạn đạo “đất đối đất”.

Những hệ thống phòng không S-200 đã ngừng hoạt động, chủ yếu do các cảm biến và hệ thống dẫn đường đã cũ, đồng thời thiếu tính cơ động, làm giảm khả năng sống sót trước các phương tiện tấn công chính xác.

Khi Ukraine ngừng hoạt động của hệ thống S-200 vào đầu thế kỷ 20, phạm vi bao phủ của mạng lưới phòng không của nước này đã giảm đi đáng kể.

Phong khong Nga vat va doi pho ten lua phong khong S-200 cua Ukraine-Hinh-3

Đạn tên lửa V-880 của hệ thống phòng không S-200 rời bệ phóng. Nguồn Wikipedia 

Không giống như Nga, Ukraine đã không mua hoặc sản xuất bất kỳ hệ thống phòng không mới nào thay thế; điều này trùng hợp với việc cắt giảm nghiêm trọng các phi đội máy bay chiến đấu và đánh chặn.

Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, tên lửa S-200 được Quân đội Ukraine khôi phục, nhưng không được sử dụng trong vai trò phòng không, mặc dù chúng có tầm hoạt động lớn hơn đáng kể so với bất kỳ hệ thống nào khác mà Ukraine triển khai, bao gồm cả tên lửa Patriot được chuyển giao gần đây từ Mỹ.

Lần sử dụng tên lửa S-200 đáng chú ý duy nhất trước đây của Ukraine là “sự cố vô tình” bắn hạ máy bay của hãng hàng không Siberia Airlines từ Tel Aviv vào tháng 10/2001, dẫn đến sự mất mát bi thảm của tất cả hành khách trên máy bay.

Phong khong Nga vat va doi pho ten lua phong khong S-200 cua Ukraine-Hinh-4
 Một xe chở đạn tên lửa V-880 của hệ thống phòng không S-200 của Triều Tiên. Nguồn KCNA

Việc sử dụng tên lửa phòng không để tấn công các mục tiêu mặt đất không phải là một ý tưởng mới lạ, vì tất cả các hệ thống tên lửa phòng không của Liên Xô đều thiết kế để có thể tấn công cả các mục tiêu mặt đất.

Trước đó vào ngày 2 tháng 11 năm 2022, Triều Tiên đã thực hiện phóng tên lửa từ hệ thống S-200 theo phương thức “đất đối đất”, mục tiêu cách bờ biển Hàn Quốc 60km như một màn phô trương sức mạnh. Tuy nhiên hiện nay Triều Tiên đã thay thế tên lửa S-200 bằng tên lửa tầm xa di động nội địa như Pyongae-5.

Các quốc gia được trang bị tên lửa S-200 ngoài Triều Tiên, còn có Iran, Syria và Ba Lan; trong đó Ba Lan có kế hoạch thay thế chúng bằng loại Patriots của Mỹ và Iran đã nâng cấp sâui các hệ thống này với bệ phóng di động với các khí tài phòng không mới hơn của Nga và nội địa.

Các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây như Kazakhstan, Turkmenistan và Azerbaijan vẫn sử dụng các hệ thống phòng không S-200 làm vũ khí phòng không chính bảo vệ không phận của họ.

Phong khong Nga vat va doi pho ten lua phong khong S-200 cua Ukraine-Hinh-5
 Một bệ phóng đạn tên lửa V-880 của hệ thống phòng không S-200 của Quân đội Syria. Nguồn IRNA

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga có thể đánh chặn tên lửa V-880 của hệ thống S-200 là hệ thống phòng không S-400 Triumf.

S-400 là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 400 km và ở độ cao tới 30 km. Radar của S-400 có khả năng phát hiện và theo dõi tên lửa đạn đạo, cũng như đánh chặn chúng bằng tên lửa của hệ thống. S-400 được coi là một trong những hệ thống chống tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới.

Một hệ thống chống tên lửa khác của Nga có khả năng chống lại tên lửa V-880 là A-135. Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa được bố trí để bảo vệ thủ đô Moscow trước các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

Phong khong Nga vat va doi pho ten lua phong khong S-200 cua Ukraine-Hinh-6
 Hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Nga. Nguồn Topwar

A-135 sử dụng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân để đánh chặn tên lửa đạn đạo đang bay tới. Tuy nhiên, không rõ liệu A-135 có thể đánh chặn tên lửa V-880 hay không vì đây là một hệ thống tên lửa tương đối mới.

Hệ thống phòng không tầm trung mới nhất của Nga là Buk-M3 cũng có khả năng đánh chặn tên lửa V-880. Đây là hệ thống tên lửa phòng không có thể đánh chặn các mục tiêu cách xa tới 70 km và ở độ cao tới 25 km.

Buk-M3 được thiết kế để đánh chặn nhiều loại mục tiêu, bao gồm máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, không rõ liệu Buk-M3 đã được thử nghiệm chống lại tên lửa V-880 hay chưa?

Phong khong Nga vat va doi pho ten lua phong khong S-200 cua Ukraine-Hinh-7

Hệ thống phòng không tầm trung mới nhất của Nga Buk-M3. Nguồn Topwar 

Điều quan trọng cần lưu ý là hiệu quả của bất kỳ hệ thống chống tên lửa nào đối với tên lửa V-880 của hệ thống S-200 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tầm hoạt động, độ cao và khả năng tốc độ của hệ thống, cũng như quỹ đạo và tốc độ của tên lửa đang phóng.

Do đó, rất khó để nói chắc chắn hệ thống chống tên lửa nào có thể chống lại một vụ phóng tên lửa V-880 nếu không có thêm thông tin về hoàn cảnh cụ thể của vụ phóng.

Tiến Minh (theo BM)