Gót chân Achilles của Không quân Nga trong cuộc xung đột
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine ngày càng diễn ra ác liệt; gần đây, Hạm đội Biển Đen Nga ở Crimea đã xảy ra một loạt vụ nổ lớn, khiến trung đoàn không quân hải quân của Nga ở đây bị tổn thất nặng nề. Số máy bay bị phá hủy nhiều nhất, kể từ khi bắt đầu xung đột.
Hơn nữa, các phi công của Lực lượng Không quân và Hải quân Nga đã chịu ít nhiều tổn thất trong hơn 5 tháng của cuộc chiến. Theo ước tính của Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ, Không quân Nga mất hơn 50 máy bay các loại, những loại chiến đấu cơ hiện đại nhất của Không quân Nga như Su-30SM, Su-35 và Su-34 cũng đều đã bị phòng không Ukraine bắn hạ.
Hiện có 4 binh chủng của Không quân Nga tham gia vào cuộc xung đột, nhưng thực tế cho thấy, Không quân Nga chưa bao giờ nắm nắm được hoàn toàn ưu thế trên không trong cuộc xung đột với Ukraine.
Một tướng của quân đội Mỹ, sau thời gian theo dõi cuộc xung đột cho rằng, Không quân Nga không thể tổ chức các hoạt động tấn công đường không quy mô lớn, với sự tham gia của hơn 100 máy bay cùng một lúc. Do vậy Không quân Nga không giành được ưu thế tuyệt đối trên không.
Vấn đề khó khăn đối với Không quân Nga trong cuộc xung đột, đó là số lượng tên lửa hành trình và các loại vũ khí tấn công tầm trung dẫn đường chính xác, không được sử dụng nhiều; mà ngược lại, loại bom thông thường mới được sử dụng nhiều.
Ngoài ra, Không quân Nga thiếu sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm và tác chiến điện tử. Những hạn chế này của Không quân Nga rất đáng để không quân các nước học hỏi.
Nhưng có lẽ Không quân Nga đương nhiên không muốn cuộc chiến tiếp tục ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện nay. Nhằm chiếm hoàn toàn ưu thế trên không càng sớm càng tốt và đạt được chiến thắng lớn hơn trên chiến trường, Không quân Nga đã đưa ra con át chủ bài của họ?
Át chủ bài của Không quân Nga
Máy bay quân sự này là phiên bản cải tiến của tiêm kích MiG-31, mang tên lửa siêu tốc Dagger đó là máy bay chiến đấu MiG-31K. Hiện Không quân Nga chỉ có một trung đoàn MiG-31K mới được thành lập, đó là Trung đoàn không quân 317.
Mặc dù chỉ có một trung đoàn MiG-31 cải tiến, nhưng Không quân Nga cũng sẵn sàng nhanh chóng đưa lực lượng tinh nhuệ này ra tiền tuyến để ứng cứu khủng hoảng.
Phó Tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã công khai trong một cuộc phỏng vấn với tờ Sao Đỏ của Quân đội Nga rằng, Không quân Nga hiện sẽ đưa máy bay chiến đấu cải tiến MiG-31 vào chiến trường.
Máy bay MiG-31 là một máy bay đánh chặn chuyên dụng, được cải tiến từ chiến đấu cơ MiG-25, loại máy bay chiến đấu bay rất nhanh, gần với tốc độ Mach 3.
MiG-31 được phát triển trên cơ sở MiG-25, nên đương nhiên kế thừa những ưu điểm của tiêm kích MiG-25. Tuy nhiên lực đẩy của MiG-31 là 46 tấn và hệ thống radar tác chiến điện tử tiên tiến hơn MiG-25, khiến MiG-31 trở thành máy bay đánh chặn có khả năng nhất thế giới.
Chiến đấu cơ MiG-31 cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới sử dụng radar mạng pha điện tử, nên có thể đánh chặn cả máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình của đối phương; hiệu suất này là rất tiên tiến.
Phiên bản MiG-31 cải tiến, có tên MiG-31K, không chỉ có chức năng đánh chặn tên lửa hành trình của đối phương, mà còn có chức năng tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của đối phương, đó là nhờ tên lửa siêu tốc Dagger.
Ưu điểm của tên lửa siêu tốc Dagger
Ưu điểm lớn nhất là tên lửa Dagger là có tốc độ siêu vượt âm (tốc độ trên Mach 5) và tốc độ của tên lửa Dagger là từ Mach 10 đến Mach 15. Với tốc độ này, rất khó để các radar trên thế giới phát hiện và đánh chặn hiệu quả.
Tên lửa Dagger có thể dễ dàng xuyên thủng hệ thống phòng không Aegis trên các tàu chiến của Hải quân Mỹ và đánh trực diện vào tàu sân bay Mỹ. Chỉ cần vài quả tên lửa Dagger, là có thể đánh chìm một tàu sân bay Mỹ xuống đáy đại dương. Đây là một lợi thế rất quan trọng mà tên lửa Dagger có được.
Thứ hai là về đường đạn, đường đạn của tên lửa Dagger là đường đạn bay ở độ cao rất lớn, nên quỹ đạo bay của tên lửa cũng tránh được các radar của đối phương theo dõi.
Trong Chiến tranh Falklands năm 1982, tên lửa Flying Fish (Cá bay) của Argentina đã tránh được tầm quét của radar tàu chiến Anh, bằng cách bay lướt trên biển ở độ cao thấp hoặc thậm chí cực thấp và đánh chìm tàu chiến của Anh.
Cùng với đó là tên lửa Dagger có quỹ đạo đường đạn có thể liên tục thay đôi, nó không bay theo một quỹ đạo cố định và dễ đoán như các loại tên lửa đạn đạo, mà có thể thay đổi quỹ đạo trên đường bay. Chính vì như vậy, nên Dagger cực kỳ khó đánh chặn.
Thứ ba, đầu đạn của tên lửa Dagger nặng tới 700 kg. Khi ở pha cuối, quỹ đạo của tên lửa Dagger lao xuống để thực hiện một cuộc tấn công kiểu bổ nhào.
Tên lửa Dagger có thể thực hiện cú đánh thẳng đứng từ độ cao lớn và trực tiếp tấn công vào phần boong tàu sân bay hoặc một tàu chiến lớn. Về cơ bản, 1 đến 2 tên lửa Dagger có thể phá hủy một tàu đổ bộ lớn và 3 tên lửa Dagger có thể phá hủy một tàu sân bay.
Chính vì tên lửa Dagger có hiệu quả tác chiến chống lại hàng không mẫu hạm của đối phương, nên Mỹ rất sợ tên lửa tốc độ cực cao Dagger của Nga. Không quân Nga cũng coi đây là vũ khí răn đe chiến lược.
Do số lượng máy bay chiến đấu cải tiến MiG-31K của Nga chỉ có một trung đoàn, nên MiG-31 cải tiến có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu quân sự quan trọng và là mối đe dọa nhất như Bộ Tư lệnh Quân đội Ukraine.
Loại chiến thuật gần với “điểm huyệt” đối phương này, có thể phá hủy hệ thống chỉ huy và tiềm lực chiến tranh của quân đội Ukraine, đồng thời tăng tốc độ tấn công của Quân đội Nga.
Theo hãng tin RIA, .vVào ngày 19/3 vừa qua, Quân đội Nga đã dùng tên lửa Dagger phá hủy một kho vũ khí của Ukraine ở gần thành phố Ivano-Frankivsk ở miền Tây Ukraine.
Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng hệ thống tên lửa này trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, vũ khí siêu vượt âm được đưa vào thực tế chiến đấu.
Việc Quân đội Nga phải sử dụng tên lửa Dagger để tấn công các mục tiêu kiên cố của Ukraine, điều đó thể hiện quân đội Nga đã không thể dùng bộ binh để đạt mục tiêu chiến lược, mà phải chuyển sang tăng cường dùng vũ khí chính xác cao, trong đó có cả tên lửa siêu thanh Dagger, nhằm làm tan rã ý chí kháng cự của Ukraine.
Tiến Minh (tổng hợp)