Ở thời điểm hiện tại Hải quân Mỹ đang sở hữu tổng cộng 15 tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia và 6 chiếc khác đang được đặt hàng, thậm chí nước này từng dự kiến sẽ đóng tới tổng cộng 48 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia.
Còn với Hải quân Nga, họ không đủ năng lực để có thể trang bị số lượng lớn tàu ngầm hạt nhân như thời Liên mà chỉ dự kiến sẽ đóng tổng cộng 10 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen. Hiện tại, mới chỉ có một chiếc Yasen duy nhất đang nằm trong biên chế Hải quân Nga và hai chiếc đã hoàn thiện, dự kiến trong tương lai khoảng 3 năm tới, 5 chiếc đang được đóng sẽ xong và Hải quân Nga sẽ tốn hàng chục năm tới để hoàn thành mục tiêu có 10 chiếc Yasen.
|
Tàu ngầm lớp Yasen mới nhất của Nga hiện tại. Ảnh: Wiki.
|
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ được đóng với số lượng hàng loạt đó là do giá thành đóng mới của loại tàu ngầm hạt nhân này được cho là khá rẻ, chỉ khoảng 2,6 tỷ USD cho một đơn vị. Thực tế thì ngay từ khi thiết kế, vấn đề giá thành của tàu ngầm Virginia đã là ưu tiên hàng đầu cho Hải quân Mỹ. Nhiều chuyên gia quân sự đánh giá Virginia của Mỹ thực chất là phiên bản giá rẻ nhưng vẫn đầy đủ tính năng vượt trội từ tàu ngầm lớp Seawolf (Sói Biển) trước đây của Mỹ - loại tàu ngầm hiện đại nhưng có tuổi đời ngắn ngủi do quá đắt đỏ.
Trong tương lai, với số lượng dự kiến lên tới 48 chiếc, các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia sẽ trở thành xương sống của lực lượng tàu ngầm Mỹ và là những con sói dưới lòng biển đông hơn bất cứ một loại tàu ngầm nào hiện tại đang được hải quân các nước trên thế giới sử dụng.
Có chiều dài 115 mét, tàu ngầm Virginia chỉ ngắn hơn tàu ngầm Yasen của Nga vỏn vẹn 3 mét nhưng lại có độ giãn nước chỉ bằng non một nửa. Cụ thể, tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ có độ giãn nước chỉ 8700 tấn trong khi đó tàu ngầm lớp Yasen của Nga có độ giãn nước lên tới 13.700 tấn.
Số lượng thủy thủ đoàn của tàu ngầm Virginia đông hơn của tàu ngầm Yasen, lên tới 113 thủy thủ đoàn và sĩ quan chỉ huy làm việc liên tục hai ca, nghĩa là cần tối thiểu khoảng hơn 50 người để vận hành con tàu này. Điều này đồng nghĩa với việc, Virginia có mức độ tự động hóa kém hơn nhiều so với các tàu ngầm Yasen, hoặc ít nhất là thủy thủ đoàn của tàu Yasen "cơ động" hơn so với thủy thủ đoàn của tàu Virginia khi mỗi người có thể làm được nhiều việc?!!
Tốc độ của tàu Virginia vào khoảng 25 hải lý giờ khi nổi và khoảng 35 hải lý giờ khi lặn. Khi lặn, tàu ngầm Virginia có khả năng di chuyển không phát ra tiếng động ở 12 hải lý giờ, đây đều là những thông số gần như tương đương giữa cả hai loại tàu ngầm.
Về hệ thống cảm biến, cả hai tàu cũng tương đương nhau, nhất là kể từ khi hệ thống định vị thủy âm của Virginia được cải tiến với việc thay thế các hệ thống định vị thủy âm loại BQQ-10 bằng hệ thống định vị thủy âm hình vòng cung khẩu độ lớn (U-shaped Large Aperture Bow sonar). Đặc biệt, hệ thống cảm biến định vị thủy âm trên tàu ngầm Virginia của Mỹ được cho là có khả năng phát hiện các tàu ngầm điện - diesel của đối phương tốt hơn nhiều so với hệ thống thủy âm được trang bị trên tàu ngầm lớp Yasen. Ngoài ra, hệ thống định vị thủy âm trên tàu ngầm lớp Virginia còn có khả năng phát hiện ra thủy lôi của đối phương khi hoạt động ở tần số siêu cao, đây là điều mà hệ thống định vị trên tàu Yasen của Nga không có hoặc có nhưng Nga không công bố.
Các tàu ngầm Mỹ có tổng cộng 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, có khả năng phóng được các loại ngư lôi cải tiến Mk48 - một loại ngư lôi hạng nặng, có dẫn đường chuyên được sử dụng để tấn công tàu mặt nước hoặc tàu ngầm. Ngoài ra, hệ thống ống phóng ngư lôi này còn có thể phóng được các loại tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon.
|
Tàu ngầm lớp Virginia đông nhất thế giới hiện nay. Ảnh: Pinterest.
|
Ở các phiên bản đầu tiên, tàu ngầm Virginia có khả năng mang theo tối đa 12 tên lửa Tomahawk trong các bệ phóng thẳng đứng của mình. Tuy nhiên ở phiên bản cải tiến hiện đại nhất là Block V, tàu ngầm Virginia đã có khả năng mang theo tới tối đa 40 tên lửa Tomahawk - một con số không tưởng.
Để có thể so sánh một cách công bằng nhất, chúng ta sẽ lấy các tàu ngầm Virginia phiên bản Block III để so sánh với tàu ngầm Yasen mang tên Severodvinsk của Nga, hai phiên bản này được cho là có cùng thời gian ra đời giống nhau và có tính năng gần tương đương nhau nhất.
Theo đó, tàu Severodvinsk của Nga có tốc độ chậm hơn, nhưng có thể lặn sâu hơn. Virginia Block III có tốc độ cao hơn nhưng lại chỉ có thể lặn tối đa 488 mét - độ sâu mà tàu Severodvinsk của Nga có thể dễ dàng vượt qua dù phía Nga không hề khẳng định điều này. Về hệ thống định vị thủy âm, tàu Virginia của Mỹ cũng vượt trội hơn sau khi được nâng cấp trên phiên bản Block III dù hệ thống trước đí, được trang bị trên các tàu Virginia đời đầu được coi là kém xa hệ thống định vị thủy âm của tàu Severodvinsk.
Về mặt vũ trang của hai lớp tàu ngầm này, cả hai đều tương đối đồng đều. Mặc dù tàu ngầm Severodvinsk được rang bị phiên bản chống ngầm của tên lửa Klub, cho phép phía Nga có thể tấn công tàu ngầm của đối phương với thời gian triển khai nhanh hơn bằng việc sử dụng các loại ngư lôi có trọng lượng nhẹ - giống với hệ thống ngư lôi SUBROC mà Mỹ đã cho nghỉ hưu từ lâu.
Các tàu ngầm Virginia của Mỹ có độ ồn thấp hơn và có tầm hoạt động của sóng thủy âm lớn hơn so với các tàu ngầm hạt nhân Nga. Trong tác chiến tàu ngầm hiện nay, đây là các yếu tố then chốt nhất. Việc chạy êm hơn dưới lòng biển và có tầm hoạt động sóng thủy âm rộng hơn có thể khiến các tàu lớp Virginia của Mỹ phát hiện và tấn công các tàu Nga trước khi bị lộ diện. Lợi thế duy nhất của tàu ngầm Severodvinsk trong tình huống này đó là nó có khả năng phản công cực nhanh bằng việc sử dụng tên lửa chống ngầm Klub.
Thậm chí, phía Mỹ còn khẳng định khả năng định vị thủy âm của tàu ngầm lớp Virginia Block III sẽ được cải thiện trong tương lai bằng các bản cập nhật phần mềm. Bù lại, hệ thống định vị thủy âm của Nga được coi là không thể cải thiện được chỉ bằng cập nhật phần mềm và việc làm cho Severodvinsk chạy êm hơn là điều gần như bất khả thi vì nó ảnh hưởng tới thiết kế của toàn bộ con tàu. Về cơ bản, trong việc so sánh này tàu ngầm Virginia đã chiến thắng.
|
Xét về số lượng, những tàu ngầm của Nga rõ ràng không có "cửa" để so đo với số lượng tàu ngầm Mỹ. Ảnh: Flickr.
|
Trong tương lai xa hơn, cuộc cạnh tranh giữa các tàu ngầm hai nước Nga và Mỹ được giới chuyên gia đánh giá là sẽ chuyển sang cuộc đua tàu ngầm không người lái. Mỹ đã từng bỏ quên việc tập trung vào phát triển tàu ngầm từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thậm chí còn "thờ ơ" hơn nữa kể từ sau vụ 11/9. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại có thể khẳng định Mỹ đang tập trung nguồn lực vào việc củng cố và mở rộng lực lượng tàu ngầm của mình và đó chính là điều mà Nga lo sợ nhất vì ít nhất, nước Nga ngày nay cũng không có đủ nguồn lực để chạy đua về mặt số lượng với Mỹ như thời Liên Xô.
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Kyle Mizokami, một chuyên gia chính trị, quân sự người Mỹ gốc Nhật làm việc cho cơ quan an ninh quốc gia Mỹ)
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tàu ngầm hạt nhân thiết kế cực dị của Nga hoạt động.