Các cuộc đụng độ giữa tàn quân phát xít Đức với quân Đồng Minh không chỉ diễn ra trên đất liền mà còn ở cả trên mặt biển, nhất là các đơn vị tàu ngầm U-boat của Hải quân Đức hoạt động bí mật ở Đại Tây Dương.
Cuộc chiến trên biển
Vài tháng sau khi đế chế thứ ba sụp đổ (tháng 4/1945), một tàu ngầm Đức đang hoạt động ngoài khơi vùng biển Pháp bất chấp mọi lệnh đầu hàng từ phía Đức và từ phía Đồng minh, cố chấp cho rằng cuộc chiến vẫn chưa hề kết thúc. Dù không trực tiếp tham chiến, tàu ngầm U-boat của Đức vẫn cố chấp không chịu đầu hàng bất chấp sự bao vây của người Pháp ngay bên cạnh họ. Những người lính Đồng minh, dù lo sợ rằng sẽ bị tàu ngầm U-boat của Đức tấn công nhưng cũng nhận lệnh không được tấn công trước khi người Đức có động thái đe doạ vì về mặt lý thuyết, cuộc chiến đã kết thúc.
|
Một tàu ngầm U-boat của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: Pinterest. |
Hàng tháng trời sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, khi các thiết bị trên tàu ngầm U-boat cứng đầu nhất của Hải quân Đức bắt đầu hỏng hóc và phụ tùng thay thế đã không còn, chiếc tàu ngầm này đã gửi đi thông điệp cuối cùng của mình về nước Đức và liên lạc với hải quân Pháp đang bao vây mình, thông báo đầu hàng vô điều kiện.
Trên hòn đảo Channel
Ở phía bên kia của kênh đào Anh có một cụm đảo mang tên Channel đã bị quân Đức chiếm đóng từ năm 1940 và từng được chuẩn bị như một bàn đạp nhằm tiến đánh vào lãnh thổ Anh. Tất nhiên chiến dịch đổ bộ lên đất Anh mang tên Sea Lion của Đức mãi mãi chỉ nằm trên giấy, tuy nhiên cụm đảo này vẫn bị Đức chiếm đóng liên tục cho tới hết chiến tranh.
|
Lính Đức trên đảo Channel. Ảnh: Pinterest. |
Bao gồm ba hòn đảo chính, quân Đức đã đổ tới 20.000 quân lên cụm đảo Channel để chiếm đóng khu vực này. Vào những tháng ngày cuối cùng của cuộc chiến, lương thực thực phẩm không còn được Đức chuyển lên đảo và số lính đồn trú ở đây rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu ăn nghiêm trọng. Người đứng đầu lực lượng phòng thủ ở đây là một đô đốc Hải quân Đức mang tên Huffmeier. Ông đã có ý định táo bạo nhằm sử dụng các phương tiện tàu bè có sẵn cùng các nhóm lính Đức còn khoẻ mạnh, tiến hành tấn công lên lãnh thổ Pháp để cướp thêm lương thực và đạn dược.
Họ đã chiến thắng trở về và thậm chí còn chiếm được thêm hai tàu hàng cỡ nhỏ và thậm chí còn bắt giữ thêm cả… 90 lính Đồng minh làm tù binh.
Huffmeier đã cho những người lính Đức dũng cảm hai sự lựa chọn, hoặc huân trương chữ thập hoặc… một bát mứt dâu hảo hạng. Tất nhiên những người lính đang chết vì đói không đoái hoài gì tới huân chương chữ thập.
Đô đốc Huffmeier tiếp tục chiến đấu bất chấp lời kêu gọi đầu hàng từ phía Đồng minh. Những người lính Đức trên đảo cũng làm điều tương tự và không hề tỏ ra nao núng trước sức mạnh của quân Đồng minh đang khoe khoang trong những tờ truyền đơn rải xuống cụm đảo này liên tục suốt ngày đêm.
|
Hàng phòng thủ trên hòn đảo cuối cùng mà Đức còn chiếm đóng được ở châu Âu. Ảnh: Pinterest. |
Họ tự gọi sư đoàn của mình là Sư đoàn Kanada, Đô đốc Huffmeier tập trung những người lính còn khoẻ mạnh nhất trong sư đoàn này lại và có một bài diễn văn hùng hồn trước họ, ông nói rằng họ sẽ không đầu hàng, sẽ tiếp tục chiến đấu tới khi nước Đức vĩ đại thắng lại được mọi vùng đất đã mất, tiếp tục trỗi dậy như cách người Đức từng làm trước đây, trở thành cơn ác mộng cho toàn châu Âu trong tương lai không xa.
Mặc dù vậy, cái đói đã chiến thắng và vị đô đốc này cuối cùng vẫn đầu hàng sức mạnh của hai khu trục hạm Anh được phái tới cụm đảo này. Mặc dù vậy, một nhóm nhỏ các binh lính quốc xã cứng đầu đã chống lệnh, tiếp tục chiến đấu trên đảo bằng lối chiến tranh du kích hàng năm trời tiếp theo sau khi chính thức đầu hàng toàn bộ. Cụm đảo Channel cũng là phần lãnh thổ Anh duy nhất bị mất vào tay Phát xít Đức trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai cuối cùng cũng được giải phóng hoàn toàn.
Những kẻ cuối cùng đầu hàng vì sợ mùa Đông
Vào mùa đông năm 1940-1941, nước Anh, và sau đó là Liên Xô, đã nhận thức được sự hiện diện của một số người Đức ở Bắc Cực. Tổng cộng, có 16 đội chuyên gia truyền tin và thời tiết đã đưa các thông tin thời tiết quan trọng mà họ thu nhận được tới Berlin để chỉ huy cấp cao của Đức có thể lên kế hoạch hoạt động xâm lược Liên Xô một cách chuẩn xác nhất có thể.
|
Một trạm khí tượng bí mật của Đức ở Bắc Cực. Ảnh: Pinterest. |
Từ giữa tháng 10 năm 1944 trở đi, Bắc Cực chìm vào bóng tối cho tới tận tháng ba năm sau nhưng những nhóm khí tượng này vẫn tiếp tục cần mẫn hoạt động dưới sự tiếp tế từ tàu ngầm Đức. Họ đã đưa ra dự báo thời tiết quan trọng sẽ khuyến khích Hitler tin rằng ông không cần lo lắng về các cuộc tấn công bằng không quân của quân Đồng minh trong các tháng tới và tháng 1 của năm 1945. Dựa trên cơ sở từ những thông tin thời tiết này, người Đức đã tiến hành chiến dịch phản công ở Bulge và đã… suýt thành công do không quân đồng minh không tham chiến được vì lý do thời tiết.
Các chuyên gia thời tiết Đức tiếp tục gửi dự báo của họ trở lại Reich đến tận cùng cay đắng. Họ vẫn ở đó khi vào ngày 22 tháng 5 năm 1945, Đô đốc Dönitz và các thành viên trong chính phủ của ông đã bị người Anh bắt giữ và không còn ai để nhận báo cáo khí tượng gửi về từ Bắc Cực. Khó có thể hiểu được tâm trạng của những người lính Đức cùng nhóm khí tượng đóng quân tại Bắc Cực thời điểm đó khi họ mất liên lạc với quê nhà. Có lẽ họ quyết định tiếp tục nghiên cứu thời tiết với mục đích khoa học, nhưng nguồn cung cấp hậu cần của họ đã bắt đầu cạn kiệt và rõ ràng là tháng 10/1945, mùa đông ở Bắc Cực sẽ tới và những người lính này sẽ không thể sống sót nổi nếu không có hàng tiếp trợ.
|
Tàu ngầm bí mật của Đức được nguỵ trang để chở hàng tiếp tế lên Bắc Cực. Ảnh: Pinterest. |
Vào nửa đêm ngày 3/9/1945, sáu năm sau ngày Anh tuyên chiến với Đức, Tiến sĩ Dege – người chỉ huy lực lượng chuyên gia khí tượng của Đức ở Bắc Cực có vinh dự trở thành chỉ huy của đơn vị Đức cuối cùng đầu hàng quân Đồng minh. Đó là bốn tháng sau thất bại của Hitler. Người ta nói rằng một trong những câu hỏi đầu tiên của ông sau khi đầu hàng là “Quốc trưởng có thực sự đã chết không?”.
Mời độc giả xem Video: Hàng rào phòng thủ "bất khả xâm phạm" của người Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tuấn Anh