Tên lửa ATACMS Ukraine muốn Mỹ viện trợ có gì đặc biệt?

Google News

Ukraine hiện mong muốn Mỹ gửi viện trợ Tên lửa Tác chiến Lục quân (ATACMS), giúp tấn công các mục tiêu tầm xa. Tuy nhiên, Mỹ lại cho rằng đây chưa phải hệ thống vũ khí Ukraine cần.

Ten lua ATACMS Ukraine muon My vien tro co gi dac biet?
 Kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, Mỹ và các nước phương Tây đã viện trợ hàng loạt hệ thống vũ khí. Tuy nhiên, vẫn còn một hệ thống mà Ukraine rất mong muốn sở hữu, nhưng Mỹ vẫn đang từ chối cung cấp.

Ten lua ATACMS Ukraine muon My vien tro co gi dac biet?-Hinh-2
 Hệ thống Tên lửa Tác chiến Lục quân (ATACMS) chính là thứ vũ khí Ukraine cho rằng có thể giúp nước này giành lại Crimea, vùng lãnh thổ bị Nga sáp nhập từ năm 2014.

Ten lua ATACMS Ukraine muon My vien tro co gi dac biet?-Hinh-3
 ATACMS có tầm tấn công lên tới 300km bằng đầu đạn chứa 170kg thuốc nổ. Tên lửa này có thể được phóng từ hệ thống pháo phản lực cơ động cao (GLMRS) HIMARS mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine, cũng như các hệ thống tên lửa phóng loạt M270 được gửi từ Anh và Đức.

Ten lua ATACMS Ukraine muon My vien tro co gi dac biet?-Hinh-4
 Đó cũng chính là lý do Mỹ đang từ chối cung cấp ATACMS tới Ukraine. Nước này cho rằng, việc cung cấp thứ vũ khí cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga sẽ khiến căng thẳng quân sự leo thang.

Ten lua ATACMS Ukraine muon My vien tro co gi dac biet?-Hinh-5
 ATACMS là tên lửa phóng từ mặt đất lâu đời nhất của Lục quân Mỹ hiện nay còn hoạt động. Ngoài ra, hệ thống kế nhiệm của nó đang được phóng thử ở New Mexico.

Ten lua ATACMS Ukraine muon My vien tro co gi dac biet?-Hinh-6
 Mỹ hiện vẫn đang sử dụng ATACMS trên chiến trường. Quân đội Mỹ từng phóng khoảng 30 tên lửa ATACMS trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc. Chúng cũng từng được sử dụng để tấn công các hệ thống phóng tên lửa đạn đạo tầm trung của Iraq.

Ten lua ATACMS Ukraine muon My vien tro co gi dac biet?-Hinh-7
Tên lửa ATACMS phiên bản sử dụng đầu đạn chùm có thể bay hơn 160km và phóng 950 chùm đạn. Lầu Năm Góc sau đó đã hạn chế việc sử dụng đạn chùm do thiếu chính xác. Lục quân sau đó đã cải tiến các hệ thống ATACMS đời đầu vào những năm 2000, thay thế đầu đạn chùm bằng đầu đạn đơn. 

Ten lua ATACMS Ukraine muon My vien tro co gi dac biet?-Hinh-8
 Phía Ukraine cho biết, ngoài các đặc tính kỹ thuật như tầm bắn và khối lượng nổ vượt trội, việc Mỹ đồng ý cung cấp ATACMS tới Ukraine cũng thể hiện rằng Mỹ đang thực sự cam kết hỗ trợ quốc gia này.

Ten lua ATACMS Ukraine muon My vien tro co gi dac biet?-Hinh-9
 Do tên lửa này lớn hơn nhiều so với các tên lửa Mỹ viện trợ trước đó, các bệ phóng như hệ thống pháo phản lực HIMARS và hệ thống tên lửa phóng loạt M142 vốn có thể mang 6 tên lửa dẫn đường nhưng chỉ có thể mang 1 tên lửa chiến thuật.

Ten lua ATACMS Ukraine muon My vien tro co gi dac biet?-Hinh-10
 Phía Mỹ hiện vẫn rất vững vàng trong quyết định chưa cung cấp loại tên lửa này cho Ukraine. Nước này cho rằng dù cả GMLRS và ATACMS đều rất hiệu quả trên chiến trường, thứ mà Ukraine thực sự cần là thêm các hệ thống GMLRS chứ không phải tăng cường hỏa lực tầm xa.

Hoàng Anh