Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và sự thay đổi không ngừng của môi trường chiến tranh hiện đại, trong tương lai các dòng tên lửa hành trình tàng hình không đối đất thế hệ mới của Nga - Mỹ được phóng đi từ máy bay sẽ tiếp tục được phát triển theo các đặc điểm kỹ thuật dưới đây:
Tăng cường khả năng thâm nhập mục tiêu
Tên lửa hành trình tàng hình không đối đất mặc dù tạo ra năng lực tấn công bên ngoài khu vực phòng thủ, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro cho các chiến đấu cơ.
|
Tên lửa hành trình Tomahawk tấn công một mục tiêu giả định trong diễn tập. Ảnh: Wikipedia |
Thế nhưng các loại tên lửa tấn công này cũng có những hạn chế nhất định, do ảnh hưởng bởi các nguyên nhân như hành trình bay ngắn và tốc độ bay chậm. Trong khi đó trên đường đến mục tiêu tên lửa phải đối mặt với trước mối đe dọa của các loại vũ khí do thám và phòng không của đối phương.
Do đó tăng cường khả năng thâm nhập mục tiêu là biện pháp tốt nhất để ứng phó trước những thách thức của hệ thống vũ khí phòng không chống tên lửa hành trình đang không ngừng phát triển.
Nâng cao năng lực tàng hình
Tên lửa hành trình tàng hình phóng từ trên không thế hệ mới đang được ứng dụng nhiều kỹ thuật tàng hình mới thông qua việc vận dụng tổng hợp các công nghệ tàng hình như: sử dụng vật liệu hấp thụ sóng rađa, vật liệu cấu trúc và công nghệ tàng hình hồng ngoại… để giảm hơn nữa trị số tiết diện phản xạ rađa của tên lửa, nâng cao khả năng thâm nhập mục tiêu.
Có khả năng tấn công các mục tiêu di chuyển
Các mục tiêu cơ động cao thường có giá trị lớn về mặt chiến thuật như các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật/chiến lược, các đài radar tự hành và các hệ thống phòng không di động.
Chính vì vậy, để tiêu diệt những mục tiêu này, tên lửa tàng hình không đối đất phải được tích hợp công nghệ liên kết dữ liệu mới hai chiều, đồng thời được dẫn đường bằng nhiều kiểu như dẫn đường giai đoạn cuối bằng quán tính + GPS + ảnh hồng ngoại để tăng độ chính xác.
|
Tiêm kích Su-30MK của Không quân Nga thử nghiệm tên lửa hành trình Kh-59. Nguồn ảnh: Air Power Australia. |
Có khả năng tấn công hạt nhân
Các nước có năng lực nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình tàng hình không đối đất thế hệ mới và có nhu cầu sử dụng vũ khí này chủ yếu là các cường quốc hạt nhân.
Phát triển thông dụng hóa, hệ thống hóa là tư tưởng cơ bản của sự phát triển vũ khí hiện nay, một mặt có thể đáp ứng các nhu cầu khác nhau của quân đội đối với vũ khí, tạo ra năng lực thích ứng chiến trường mạnh hơn, mặt khác còn có thể giảm giá thành phát triển, mua sắm và bảo đảm hậu cần kỹ thuật.
Chính vì vậy, đầu đạn của tên lửa hành trình thường được sở hữu tính năng đa dụng. Ví dụ, đầu đạn mẹ con có thể dùng tấn công khu vực tập kết binh lực và phong tỏa sân bay, đầu đạn xuyên được sử dụng để tấn công mục tiêu được gia cố vững chắc và đầu đạn hạt nhân giúp tăng cường năng lực răn đe hạt nhân ngay trên các loại vũ khí chiến thuật.
Mời độc giả xem video: Bên trong nhà máy chế tạo tên lửa hành trình Tomahawk. (nguồn CNN)
Lam Ngọc