|
Hệ thống phòng không tầm ngắn Pantsir-S1 của Nga đang khai hỏa. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
|
57E6 (hay phiên bản nội địa 23Ya6) là loại tên lửa đất đối không của Nga, được sử cho hệ thống phòng không di động Pantsir-S1. Mục đích của nó là tiêu diệt các vật thể bay trên không như UAV, máy bay trực thăng, máy bay cánh bằng, tên lửa hành trình và thậm chí là cả tên lửa đạn đạo.
Theo tạp chí Bulgarian Military, vào tháng 11 năm ngoái, một tên lửa như vậy đã làm hư hại một chiếc UAV MQ-9 Reaper của Mỹ ở Syria, khi một nỗ lực của lực lượng phòng không Quân đội Syria, nhằm bắn rơi chiếc UAV này trên bầu trời của nước này.
Một quan chức của Quân đội Mỹ đã tiết lộ một số chi tiết về vụ việc trên cho các nhà báo nước này và cho biết, tên lửa 57E6 của Syria đã phát nổ đúng khoảng cách, tức là chỉ cách chiếc UAV của Mỹ hơn 12 mét, nhưng không làm chiếc MQ-9 rơi và chiếc UAV này đã có thể trở về căn cứ một cách an toàn.
|
Máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ. Nguồn Wikipedia.
|
Tên lửa 57E6 dài 3,3 mét, gồm 2 tầng nhiên liệu; sử dụng đầu đạn của 57E6 có sức nổ mạnh; trọng lượng của đầu đạn khoảng 20 kg. Tên lửa này được phân loại là tên lửa dẫn đường bằng sóng vô tuyến.
Tên lửa 57E6 là vũ khí chính của hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir-S1 của Nga; tầm bắn tối đa của tên lửa 57E6 là 20 km; độ cao phòng không tối đa là 10km với các mục tiêu như UAV. Với mục tiêu là tên lửa hành trình cận âm, mục tiêu tấn công tối đa của tên lửa là 12km và với tên lửa không đối đất tốc độ cao, khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 7 km và độ cao 6 km.
Mặc dù 57E6 chưa tiêu diệt được chiếc UAV MQ-9 của Mỹ, nhưng tên lửa này nổi tiếng về độ chính xác. Ví dụ vào cuối năm ngoái, Moscow đã công bố một video về cuộc chiến ở Ukraine, đoạn video ghi lại cảnh đánh chặn và phá hủy chính xác tên lửa AGM-88 HARM của Mỹ, loại tên lửa từng gây khó khăn cho các radar của Nga trên chiến trường Ukraine.
|
Tên lửa 57E6 sử dụng trên hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga. Nguồn Wikipedia. |
Tiết lộ của quan chức Mỹ về vụ việc xảy ra ở Syria cho thấy, căng thẳng giữa Nga và Mỹ không ngừng leo thang. Vào giữa tháng 3 năm nay, hai chiếc Su-27 của Nga đã “triệt hạ” một UAV MQ-9 của Mỹ trên Biển Đen.
Tuy nhiên khi đó, các máy bay Su-27 của Nga không sử dụng tên lửa không đối không, mà “triệt hạ” máy bay không người lái của Mỹ bằng cách “xả” nhiên liệu từ phía trước vào chiếc MQ-9.
Những người điều khiển chiếc MQ-9 này nhận ra rằng, chiếc UAV đã hỏng quá nặng để có thể bay trở lại căn cứ; vì vậy, họ quyết định hạ cánh nó xuống vùng Biển Đen. Sau đó, các phi công Nga tham gia vụ “ép” chiếc UAV MQ-9 của Mỹ rơi, đã được Bộ Quốc phòng Nga khen thưởng.
|
Chiếc Su-27 của Không quân Nga xả nhiên liệu trên chiếc UAV MQ-9 của Mỹ trên Biển Đen. Nguồn CNN.
|
Đối với sự cố ở Syria, các chuyên gia lý giải nguyên nhân khiến máy bay không người lái MQ-9 bị hư hại. Theo họ, tên lửa 57E6 đã bắn trượt máy bay không người lái trong gang tấc; tức là tên lửa đã lỡ đánh trúng chiếc UAV này của Mỹ, chứ không phải chỉ là đe dọa. Các nguồn tin nói rằng, kể từ vụ việc này, đã có những nỗ lực khác nhằm bắn hạ MQ-9 trên bầu trời Syria.
Một trong những sự cố gần đây nhất liên quan đến loại UAV MQ-9 (ngoài chiếc MQ-9 rơi trên Biển Đen) xảy ra vào đầu năm, khi một chiếc UAV bị rơi ở Tây Phi. Tuy nhiên, các mảnh vỡ rơi xuống vùng lãnh thổ do nhóm khủng bố Al-Qaeda kiểm soát.
Tiến Minh (theo Bulgarian Military)