Tên lửa R-28 Sarmat của Nga có sức mạnh vượt trội tới đâu?

Google News

Sẽ mất đúng 2 phút 2 giây để tên lửa xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân hạng nặng R-28 "Sarmat (Ngày tận thế)" của Nga, bay tới London.

Vụ thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hạng nặng R-28 Sarmat, đã giúp xác lập khả năng thực chiến của loại vũ khí chiến lược độc đáo mới nhất này của Nga.

Ten lua R-28 Sarmat cua Nga co suc manh vuot troi toi dau?
 ICBM RS-28 Sarmat thử nghiệm rời bệ phóng. Ảnh: Topwar.ru

Theo thông tin, sẽ chỉ mất hơn 2 phút để Sarmat tung ra một tấn công tới các thủ đô của các quốc gia châu Âu.

Theo trang infographic do AZmilitary cung cấp, chỉ mất 1 phút 46 giây để R-28 Sarmat của Nga tấn công thủ đô Berlin của Đức; đúng 2 phút để tấn công Paris và 2 phút 2 giây để hủy diệt London.

Ten lua R-28 Sarmat cua Nga co suc manh vuot troi toi dau?-Hinh-2
 Đồ họa thời gian tên lửa RS-28 Sarmat phóng từ vùng lãnh thổ Kaliningrad đến thủ đô một số nước châu Âu.

Nói cách khác, ICBM Sarmat hạng nặng có khả năng bao phủ vài nghìn km chỉ trong vài phút, trong khi sức công phá sẽ đảm bảo đủ khả năng phá hủy hoàn toàn mục tiêu.

Được biết sắp tới, Nga có kế hoạch trang bị 46 ICBM hạng nặng R-28 Sarmat. Theo một số thông tin không chính thức, một cuộc tấn công của tên lửa Sarmat có thể phá hủy mục tiêu trên diện tích 400 nghìn km vuông.

Như vậy với 46 ICBM hạng nặng Sarmat, đủ để phá hủy gấp hai lần lãnh thổ của các quốc gia đối địch với Nga.

Trước đó, truyền thông Nga đã đưa bức ảnh chụp vụ thử ICBM R-28 Sarmat không mang đầu đạn; đó là một hố hình phễu, sâu ít nhất 8 mét và đường kính khoảng 20 mét.

Tên lửa R-28 Sarmat dài 35,5 m, đường kính 3 m, mang được 10-15 đầu đạn hạt nhân phân hướng độc lập (MIRV) với tổng sức mạnh tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, kèm theo nhiều loại mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ đối phương.

Ten lua R-28 Sarmat cua Nga co suc manh vuot troi toi dau?-Hinh-3

Đồ họa ICBM mang đầu đạn phân hướng độc lập (MIRV) 

Sarmat cũng có thể là phương tiện lắp đầu đạn siêu vượt âm Avangard hoặc nhiều loại phương tiện lướt siêu vượt âm trong tương lai.

Tầng đẩy của tên lửa hoạt động trong thời gian tương đối ngắn, hạn chế đáng kể khả năng bị phát hiện bởi các vệ tinh trang bị cảm biến hồng ngoại, khiến đối phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình bám bắt và đánh chặn.

Với tầm bắn tới 18.000 km, trọng lượng phóng hơn 200 tấn, trong đó nhiên liệu là 178 tấn; Sarmat có thể được phóng vòng qua Nam Cực, né tránh mạng lưới cảnh giới hướng về phía Bắc Cực của Mỹ.

Ten lua R-28 Sarmat cua Nga co suc manh vuot troi toi dau?-Hinh-4

Đồ họa so sánh ICBM RS-28 Sarmat và một số loại ICBM khác. 

Một số chuyên gia nhận định, Sarmat sở hữu tính năng tương tự Hệ thống vũ khí tấn công từ quỹ đạo thấp (FOBS) được Liên Xô phát triển thời Chiến tranh Lạnh, trong đó đầu đạn bay nhiều vòng quanh Trái Đất ở quỹ đạo thấp, rồi trở lại khí quyển và lao xuống mục tiêu với tốc độ lớn.

Ten lua R-28 Sarmat cua Nga co suc manh vuot troi toi dau?-Hinh-5

Tên lửa R-36M2 Voevoda dự kiến được thay thế bởi RS-28 Sarmat. Ảnh: BQP Nga. 

Sau cuộc thử nghiệm thành công ICBM R-28 Sarmat, Tổng thống Putin phát biểu trên truyền hình Nga hôm 20/4: “Loại vũ khí thực sự độc đáo này sẽ tăng cường năng lực chiến đấu cho các lực lượng vũ trang, đảm bảo an ninh cho Nga khỏi các mối đe dọa bên ngoài và khiến những kẻ đang muốn đe dọa chúng ta phải suy nghĩ lại”.

Tiến Minh (theo AZmilitary)