Quân đội Nga “bối rối” về tên lửa HIMARS
Quân đội Ukraine đã công bố một đoạn video cho thấy việc phóng tên lửa HIMARS, thể hiện tính năng độc đáo của hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) và bảo vệ nó khỏi đòn đánh chặn của đối phương.
Trong đoạn clip kéo dài khoảng một phút, có thể thấy khoảng tám đến chín tên lửa HIMARS được phóng đi theo các quỹ đạo khác nhau.
Một hãng truyền thông của Nga, đã công bố về đoạn video này, trích dẫn các chuyên gia (giấu tên) khẳng định rằng, đoạn video cung cấp thông tin chi tiết về quỹ đạo bay của tên lửa HIMARS.
Theo chuyên gia giấu tên này, tên lửa HIMARS sau khi phóng sẽ thay đổi đường bay gần như ngay lập tức, điều này giúp phân biệt hệ thống này của Mỹ với các tổ hợp MLRS thông thường khác.
Chính tính năng này của tên lửa HIMARS, rất có thể sẽ ngăn chặn các radar trinh sát pháo binh của đối phương, trong việc xác định tọa độ chính xác của bệ phóng; do đó không thể thực hiện các cuộc tấn công trả đũa chính xác.
Các chuyên gia lưu ý thêm rằng, tên lửa HIMARS không phải lúc nào cũng cần thay đổi quỹ đạo bay của đạn. Khả năng này chỉ được sử dụng khi Quân đội Ukraine bố trí MLRS ở các khu vực có nguy cơ bị tấn công trả đũa.
Những radar trinh sát pháo binh phát hiện các bệ phóng và theo dõi đường đạn dựa trên quỹ đạo bay và tính toán ra điểm xuất phát của chúng, vì vậy nếu tên lửa có thể thay đổi hướng đi của chúng, bằng cách gây nhầm lẫn cho các radar trinh sát, thì thực sự có thể ngăn chặn những đòn trả đũa chính xác.
Tuy nhiên, nó không chỉ là quỹ đạo của tên lửa, mà còn cả âm thanh tạo ra khi tên lửa được phóng đi (tiếng nổ đầu nòng), cũng có thể bị các khí tài trinh sát âm thanh của đối phương sử dụng, để xác định vị trí của bệ phóng đối phương.
Khi được hỏi làm thế nào mà các khẩu đội HIMARS đã sống sót sau các cuộc tấn công trả đũa của quân Nga cho đến nay, một chuyên gia quân sự đánh giá, “HIMARS, giống như các hệ thống tên lửa di động khác, áp dụng chiến thuật bắn và di chuyển”.
Thật ra HIMARS không có gì mới, có nghĩa là sau khi phóng tên lửa, hệ thống lập tức di chuyển đến một vị trí khác; thiết kế này được hầu hết các hệ thống vũ khí hiện nay áp dụng, để chống lại các cuộc phản pháo của đối phươn; chuyên gia nhấn mạnh.
Konstantinos Grivas, một chuyên gia pháo binh của Ấn Độ, giảng viên các hệ thống vũ khí tiên tiến tại Học viện Lục quân Hellenic nói với phóng viên tờ EurAsian Times, “tên lửa HIMARS có thể đánh lừa radar đối phương bằng cách thay đổi đường bay”.
Grivas ám chỉ khả năng, Mỹ có thể đã viện trợ một số lượng nhỏ tên lửa tấn công chính xác (PrSM), đang được phát triển tới Ukraine; trong khi ông cũng lưu ý rằng, điều này là khó xảy ra.
Theo chuyên gia Grivas, khả năng có thể xảy ra nhất đó là Quân đội Ukraine sử dụng tên lửa HIMARS, có thể cập nhật dữ liệu về mục tiêu trong hành trình bay, thông qua liên kết dữ liệu và điều chỉnh quỹ đạo của đạn cho phù hợp, để chúng có thể tấn công các mục tiêu đang chuyển động hoặc chính xác là có một quỹ đạo bay không bình thường; điều này đánh lừa các radar trinh sát pháo binh của đối phương.
Grivas lưu ý rằng, hệ thống hiệu chỉnh quỹ đạo (TCS) của Israel, đã được giới thiệu cách đây khoảng 20 năm, có khả năng tương tự và nói rằng "có lẽ Mỹ đã phát triển các tên lửa có khả năng tương tự cho tên lửa HIMARS và MLRS".
Nga thừa nhận hiệu quả của HIMARS
MLRS HIMARS cung cấp cho Ukraine khả năng tấn công chính xác nhanh chóng ở phạm vi sau chiến tuyến đối phương mà không cần sức mạnh không quân; do đó cho phép quân đội Ukraine bù đắp cho quy mô nhỏ của lực lượng không quân.
Trong vài tháng qua, Quân đội Ukraine đã tấn công hàng trăm vị trí đóng quân và kho dự trữ đạn của Nga ở xa mặt trận, bằng cách sử dụng tên lửa tầm xa HIMARS.
Tính hiệu quả của HIMARS trên chiến trường khiến các nhân vật ủng hộ Điện Kremlin lo lắng đến mức họ đã công khai bày tỏ quan ngại của mình.
Ví dụ, một cựu chỉ huy của lực lượng ly khai Nga ở miền đông Ukraine, Igor Girkin, cho biết vào ngày 10/7 trên mạng xã hội Telegram rằng: “các hệ thống phòng không của Nga, có thể đối phó hiệu quả với các cuộc tấn công bằng tên lửa Tochka-U và pháo phản lực hạng nặng Uragan; nhưng không hiệu quả trước các cuộc tấn công lớn của tên lửa HIMARS”.
Cũng có một số đánh giá cao về độ chính xác của tên lửa HIMARS từ các chuyên gia quân sự của Nga, chẳng hạn như Roman Saponkov, một blogger quân sự người Nga, người thường xuyên có mặt trên tiền tuyến của quân Nga và đã chứng kiến cuộc tấn công của tên lửa HIMARS vào Chernobaevka, Kherson, trong ngày 9/7:
“Như mới xảy ra ngày hôm qua, tôi đã xem tên lửa HIMARS tấn công Chernobaevka, Kherson, gần như ngay trước mắt chúng tôi. Tôi đã xem pháo binh bắn nhiều lần, nhưng tôi bị bất ngờ khi 5 hoặc 6 tên lửa HIMARS, có độ chụm trong một vòng tròn rất nhỏ.
Thông thường, đạn pháo phản lực phóng loạt rơi trên các khu vực rộng lớn và ở khoảng cách tối đa phân tán theo kiểu hình quạt”; Saponkov cho biết vào ngày 10/7 trong một bài đăng trên Telegram.
Trong khi Nga thường xuyên có tuyên bố rằng, lực lượng của họ đã tiêu diệt các đơn vị HIMARS. Tuy nhiên, những tuyên bố này vẫn chưa được xác minh cho đến nay.
Khi được hỏi về hiệu quả tổng thể của HIMARS trên chiến trường, chuyên gia Grivas nói rằng, HIMARS phù hợp để chống lại các mục tiêu đứng yên hơn là các mục tiêu di động.
“Việc phá hủy các cây cầu, sân ga, kho đạn, trung tâm liên lạc và nơi tập trung binh lính có thể thay đổi bản chất của cuộc xung đột. Nó có thể ngăn chặn công tác chuẩn bị chiến đấu của đối phương, công tác bảo đảm hậu cần. Đây là những gì HIMARS đã làm”; chuyên gia Grivas khẳng định.
Video về hệ thống tên lửa HIMARS của Quân đội Ukraine phóng đạn với quỹ đạo bay khác nhau hoàn toàn, tuy nhiên không loại trừ khả năng mọi đầu đạn đều rơi xuống một mục tiêu duy nhất.
Tiến Minh