Thực ra tính năng của Su-22 cũng rất bình thường nhưng do nhiều nhân tố kết hợp, Su-22 trở nên không có đối thủ ở Đông Nam Á. Vậy thì Việt Nam đã sử dụng chiếc máy bay này như thế nào mà có thể khiến đối phương e ngại tới 20 năm?
Trước hết nói qua một chút về máy bay Su-22. Trong quân đội Liên Xô, tính năng của máy bay được phân chia rất rõ rệt. Có loại máy bay phụ trách chiếm quyền kiểm soát trên không, chẳng hạn Mig-29 và Su-27. Có loại phụ trách tấn công đối đất, đối hải, chẳng hạn Su-17 và Su-22.
Su-22 là phiên bản đơn giản hóa của Su-17, bản thân Liên Xô không trang bị quá nhiều Su-22, đại bộ phận đều xuất khẩu ra nước ngoài. Chẳng hạn các nước như Libya, Việt Nam đều có. Chiếc máy bay này có thể mang tên lửa chống hạm, đây là một điểm rất đau đầu. Bởi vì trình độ phòng không của các tàu chiến đương thời rất hạn chế.
Trong cuộc chiến ở đảo Inama, các máy bay của Argentina đã đánh chìm nhiều tàu chiến Anh. Nếu không phải vì Argentina bị cắt nguồn nhập khẩu tên lửa thì sự phát triển của chiến tranh sẽ rất khó nói. Do vậy có thể thấy trong thập niên 1980, công nghệ phòng không của tàu chiến vẫn thuộc về giai đoạn ban đầu, ngay cả nước Anh là một cường quốc hải quân cũng không thể làm gì được.
Tất nhiên sự việc gì cũng có ngoại lệ, nếu bản thân có thể nắm vững quyền khống chế tuyệt đối thì điều gì cũng không sợ. Chẳng hạn Mỹ có khả năng này, trong thập niên 1980 các máy bay F-14 trên hạm của họ từng bắn rơi 2 chiếc F-22 của Libya. Cho nên nói mọi việc đều chỉ là tương đối.
Thời kỳ đầu thập niên 1980, Liên Xô xuất khẩu Su-22 đến Việt Nam đồng thời đi kèm cùng một số tên lửa chống hạm. Những vũ khí này trở thành con át chủ bài của Việt Nam. Rất trùng hợp là lực lượng hải quân các nước láng giềng thời đó đều rất nhỏ yếu, cơ bản không có lực lượng phòng không. Chẳng hạn như các tàu hộ vệ lớp Giang Hồ, vũ khí phòng không của nó chỉ là pháo cao xạ. Tên lửa phòng không Hồng Kỳ 61 lúc bấy giờ vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm. Tầm hoạt động của các máy bay chiến đấu của Trung Quốc thì có hạn, cơ bản không có cách nào cung cấp yểm hộ trên không cho tàu chiến. Trong tình thế đó, Su-22 trở thành một mối uy hiếp. Đặc biệt là khi nó mang thêm tên lửa chống hạm thì ưu thế của nó rất lớn.
Đương nhiên khoa học kỹ thuật cũng ngày một phát triển nên những chiếc Su-22 năm xưa từng tung hoành một thời cũng bị lạc hậu. Theo trình độ của Su-22, cơ bản không thể tiếp cận các tàu chiến hiện đại. Hiện nay tầm bắn của tên lửa phòng không trên tàu chiến đã vượt quá 150 km. Ngoài ra, đối mặt với sự yểm hộ của máy bay trên hạm, Su-22 cũng không có ưu thế nào. Chẳng hạn như chiếc J-15, về mọi mặt đều vượt qua tiêm kích bom Su-22. Điều này cũng nói lên một vấn đề rằng vũ khí tiên tiến cỡ nào cũng có lúc phải nghỉ hưu.
Hệ thống công nghiệp quân sự của Việt Nam còn non trẻ, đại bộ phận vũ khí đều là nhập khẩu. Trong thập niên 70 và 80, Liên Xô viện trợ số lượng lớn vũ khí trang bị. Hiện nay những vũ khí này đã đến lúc loại biên, do điều kiện kinh tế có hạn, tốc độ đổi mới trang bị của Việt Nam khá chậm. Su-22 rõ ràng đã lạc hậu cho nên để duy trì ưu thế, Việt Nam lại nhập khẩu Su-30. Đây là một loại máy bay tiên tiến, sau khi lắp tên lửa chống hạm thì sức uy hiếp của nó với hải quân các nước vẫn rất lớn.
Theo Đại Dương/Báo Dân Việt