"Kho vũ khí hạt nhân" của Hàn Quốc
Thực chất số vũ khí hạt nhân của Seoul lại có nguồn gốc từ Mỹ và do Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc quản lý. Hiệp ước đình chiến các bên được Mỹ, Triều Tiên, Liên Xô và Trung Quốc ký kết với nhau tạm thời ngừng bắn trên bán đảo Triều Tiên tính từ năm 1953. Điều trớ trêu thay đó là trong thỏa thuận này, Hàn Quốc lại không hề có mặt và không được ký kết cũng như tham gia vào bất cứ điều khoản nào.
|
Hiệp định ngừng bắn được ký kết ở Bàn Môn Điếm và không có mặt Hàn Quốc. Ảnh: TI.
|
Dưới sự "lèo lái" của Mỹ, Hàn Quốc chấp nhận cảnh đất nước chia đôi, hoàn toàn không có tiếng nói trong việc thỏa thuận 4 bên nêu trên và chấp nhận trở thành một quân cờ trên ván bài của Mỹ ở Đông Bắc Á. Điều duy nhất Hàn Quốc có thể cảm thấy vui lòng trong thỏa thuận bốn bên này đó là ít nhất, hòa bình đã được lập lại ở bán đảo Triều Tiên và Hàn Quốc có thể bắt đầu xây dựng lại một nửa bán đảo Triều Tiều bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh cũng như sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mới rất có thể sẽ xảy ra trong tương lai.
Dù vậy, "niềm vui ngắn chẳng tày gang" khi chỉ tới năm 1958, dưới danh nghĩa "ô bảo trợ hạt nhân", Mỹ đang mang vũ khí hạt nhân đến đặt tại Hàn Quốc. Việc Mỹ đặt các loại vũ khí hạt nhân ở Hàn Quốc dường như chỉ là một quân bài mang tính cảnh cáo khi mà chương trình hạt nhân của Trung Quốc còn mới đang trong giai đoạn hoàn thiện chờ thử nghiệm còn Liên Xô dù có kho vũ khí hạt nhân khá lớn nhưng lại sẽ phải vất vả "căng" ra cả hai chiến tuyến đe dọa họ ở khu vực châu Âu và nay ở cả châu Á.
Do không có tiếng nói, Hàn Quốc hoàn toàn không có cách gì để "can" Mỹ mang vũ khí hạt nhân đến đất nước họ dù Seoul thừa hiểu rằng, việc Mỹ kéo vũ khí hạt nhân tới đây sẽ khiến cho cuộc chạy đua hạt nhân ở Đông Bắc Á chính thức diễn ra. Thực tế thì cuộc chạy đua đó dù chỉ âm ỉ nhưng vẫn kéo dài cho tới tận năm 2016, 2017 vừa rồi khi cả thế giới phải tròn mắt xe Triều Tiên phóng thử tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hàng tuần.
Tính đến năm 1960, số lượng vũ khí hạt nhân Mỹ mang tới Hàn Quốc đã lên tới con số gần 1000 đơn vị. Số vũ khí hạt nhân này bao gồm cả các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược, đảm bảo sẽ nhấn chìm không chỉ toàn bộ bán đảo Triều Tiên mà còn khiến vùng đông bắc của Trung Quốc và Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề khi chúng được mang ra sử dụng. Chỉ duy nhất tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa (ICBM) là không được Mỹ mang tới Hàn Quốc vì lo sợ sẽ leo thang căng thẳng vốn dĩ đã lên tới đỉnh điểm với Moscow.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật là một khái niệm tồn tại trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Đây là loại vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ, có sức công phá cực lớn so với các loại vũ khí thông thường nhưng lại có thể được triển khai từ pháo không giật hay pháo kéo. Khi khai hỏa, bán kính sát thương của loại vũ khí này chỉ khoảng vài kilomets nhưng vẫn phát tán bụi phóng xạ như vũ khí hạt nhân thông thường chỉ có điều là ở quy mô nhỏ hơn.
|
M28/M29 Davy Crockett là một trong những loại vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ. Đây là loại pháo không giật bắn ra đầu đạn hạt nhân có sưc snoro tương đương từ 10 tới 20 tấn TNT.
|
Nguồn cơn khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
Việc Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vừa là sự đe dọa trực tiếp tới Bình Nhưỡng, vừa là sự đe dọa tới Bắc Kinh. Trong bối cảnh mà chương trình hạt nhân của Trung Quốc còn chưa đâu vào đâu, Liên Xô thì chỉ có thể cung cấp công nghệ thông qua việc đào tạo nhân lực, Bình Nhưỡng đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tự thân vận động, tự phát triển một chương trình hạt nhân riêng cho mình.
Một mặt, hiện tại Trung Quốc và Liên Xô đều không bảo vệ Bình Nhưỡng theo kiểu "cái ô hạt nhân" như Mỹ, mặt khác, việc có vũ khí hạt nhân cũng là một trong những cách đơn giản nhất để Triều Tiên chứng minh được quyền tự quyết của mình, tránh việc bị Hàn Quốc hoặc Mỹ xâm luowcjc từ phía nam với một loại vũ khí mà Bình Nhưỡng hoàn toàn không có thứ gì tương đương để đáp trả hay ít nhất là để răn đe lại.
Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh lên đến đỉnh điểm vào giai đoạn 1968 đến 1970, dù đang sa lầy ở Việt Nam nhưng chính quyền Mỹ vẫn không quên Hàn Quốc và đã không dưới một lần, truyền thông Mỹ khẳng định nước này đang lên kế hoạch tấn công hạt nhân Bình Nhưỡng và ... Hà Nội. Sức ép về hạt nhân tăng cao từ Mỹ cũng chính là lý do khiến Triều Tiên càng ngày càng muốn sở hữu thứ vũ khí "tối thượng" này nhằm tránh việc bị xóa sổ.
|
Khi chương trình hạt nhân của Triều Tiên sắp xong thì Mỹ lại mang hết vũ khí hạt nhân ở Hàn Quốc đi, đẩy Seoul vào cảnh "màn trời, chiếu đất".
|
Số vũ khí hạt nhân được Mỹ triển khai tới Hàn Quốc liên tục kéo dài từ năm 1958 cho tới tận cuối năm 1991. Vào năm 1991, sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc kéo theo đó là sự tan rã của Liên Xô, đồng thời, Bắc Kinh lúc này đã là một "đồng minh" thân cận với Washington, việc Mỹ đặt vũ khí hạt nhân ở Hàn Quốc sẽ là điều vô nghĩa và đây cũng chính là lúc, ván bài ở bán đảo Triều Tiên "đảo chiều" khi Mỹ mang hết vũ khí hạt nhân ở Hàn Quốc đi còn chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang ngày càng tiến triển và sắp cho ra những kết quả đầu tiên.
(còn nữa)
Mời độc giả xem Video: Những thước phim màu quý hiếm về Chiến tranh Triều Tiên.
Tuấn Anh