Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và vật liệu mới, sự phát triển của tên lửa chống tăng trang bị trên máy bay chiến đấu được dự đoán sẽ ngày càng có thể tích nhỏ hơn, năng lực sát thương mạng hơn, độ chính xác cao hơn, khả năng cơ động linh hoạt hơn, đồng thời bán kính tác chiến cũng xa hơn.
Ưu điểm của tên lửa chống tăng
Trong môi trường tác chiến hiện nay, tên lửa chống tăng có nhiều ưu thế như: khống chế chỉ huy đơn giản; tác chiến nhanh gọn; sức cơ động mạnh; phản ứng nhanh với mọi tình huống; độ chính sác cao và hiệu suất trúng mục tiêu lớn. Chính điều này đã đưa tên lửa chống tăng trở thành một trong những lại vũ khí chi viện bộ binh quan trọng trong quá trình chiến đấu.
|
Tên lửa chống tăng AGM-65 Maverick đột kích nóc tăng M48 Patton. Nguồn ảnh: Wikipedia |
Đặc biệt, tên lửa chống tăng còn phát huy tác dụng to lớn trong việc tấn công công sự, phá vật cản, công trình kiên cố, thậm chí là tiêu diệt nhân lực trong các cuộc chiến chống khủng bố hoặc duy trì ổn định. Trong tương lai, tên lửa chống tăng có thể còn được dùng để chống máy bay trực thăng và tàu chiến mặt nước.
Chính vì vậy, hiện nay các nước vô cùng coi trọng phát triển các loại tên lửa chống tăng. Cùng với lý luận tác chiến liên hợp nhất thể không - đất ngày càng phát triển, trong thực tiễn thực hành tác chiến, tên lửa chống tăng đã phát huy hiệu quả tác chiến to lớn, qua đó nhận được sự quan tâm, chú ý của nhiều nước.
Đua nhau mua tên lửa chống tăng phóng từ máy bay
Điều lệnh tác chiến của Lục quân Mỹ xác định, trong phạm vi tác chiến 10.000m, lực lượng chi viện hỏa lực chủ yếu là tên lửa chống tăng biên chế trên máy bay chiến đầu và các loại lựu pháo tầm gần chính xác cao. Hiện nay, tên lửa chống tăng trang bị trên máy bay chiến đấu có bán kính tác chiến vào khoảng từ 8.000m – 10.000m, với phạm vi này bảo đảm cho máy bay có thể phòng tránh được các loại hỏa lực của đối phương, đồng thời qua đó đáp ứng cơ bản yêu cầu tác chiến cũng như nâng cao khả năng sinh tồn cho lực lượng Lục quân Mỹ.
|
Tên lửa Hellfire rất được ưa chuộng trên thị trường vũ khí chống tăng triển khai trên máy bay. Nguồn ảnh: Military-Today |
Trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, Mỹ và đồng minh đã sử dụng hơn 1.000 quả tên lửa chống tăng Hellfire AGM-114A các loại, đồng thời loại tên lửa biên chế trên máy bay chiến đấu này đã chứng tỏ hiệu suất tác chiến vô cùng to lớn. Sau đó, để đáp ứng các yêu cầu mới trong nhiệm vụ chống khủng bố, Quân đội Mỹ đã không ngừng cải tiến, nâng cấp tên lửa Hellfire AGM-114A. Năm 2005, Lục quân Mỹ đã thông qua khoản ngân sách trị giá 90 triệu USD để mua 1.080 quả tên lửa Hellfire AGM-114A. Trong đó, 900 quả dùng để cải tiến nâng cấp hệ thống rada laze dẫn đường ở phần đầu tên lửa, 180 quả còn lại phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, bảo đảm tác chiến.
Năm 2013, Mỹ tuyên bố sẽ bán cho Anh 500 quả tên lửa Hellfire, với hai phiên bản là Hellfire AGM-114N và Hellfire AGM-114P, với giá trị hợp đồng là 95 triệu USD. Tên lửa Hellfire AGM-114P đã được trang bị trên máy bay trực thăng chiến đấu MQ-9 của Quân đội Anh. Trong cuộc chiến tranh Iraq, Quân đội Anh đã sử dụng máy bay trực thăng không người lái MQ-9 bắn 293 quả tên lửa Hellfire để tiêu diệt các mục tiêu của Quân đội Iraq. Việc Mỹ thông qua hợp đồng này sẽ giúp Quân đội Anh nâng cao hơn nữa năng lực tác chiến không đối đất trong các cuộc chiến tương lai.
Tháng 6/2014, Chính phủ Mỹ đã đồng ý bán cho Iraq 5.000 quả tên lửa Hellfire với giá trị vào khoảng 700 triệu USD. Hợp đồng này bao gồm các biến thể của Hellfire như Hellfire AGM-114/K/N/R cùng với một số trang bị kỹ thuật bảo đảm đi kèm, qua đó sẽ nâng cao năng lực tác chiến toàn diện cho Quân đội Iraq. Các biến thể mà Mỹ sẽ cung cấp cho Iraq đều là các biến thể mới nhất của dòng tên lửa Hellfire, qua đó hy vọng sẽ giúp cho Quân đội Iraq đạt hiệu quả cao trong cuộc chiến chống nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS và phần tử khủng bố tại Irael.
Ngoài tên lửa Hellfire của Mỹ, các nước khác cũng tiến hành nghiên cứu, phát triển tên lửa chống tăng biên chế trên máy bay chiến đấu của riêng mình. Trong đó, Tây Ban Nha phát triển tên lửa Spike-ER trang bị trên 24 máy bay trực thăng chiến đấu Eurocopter Tiger.
|
Tên lửa chống tăng Spike-ER. Nguồn ảnh: Deagel |
Đầu năm 2014, Văn phòng bảo đảm trang bị, kỹ thuật, thông tin của Chính phủ Liên bang Đức cũng chính thức thông qua chương trình sản xuất hàng loạt tên lửa chống tăng tầm xa TIGRAT (PARS3 LR). Theo đó, năm 2015, Quân đội Đức sẽ mua khoảng 680 quả tên lửa loại này để biên chế cho lực lượng Lục quân.
Cũng trong năm 2015, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã phê chuẩn kế hoạch mua 8 máy bay trực thăng chiến đấu AW159 WildCat để trang bị cho Lục quân Hàn Quốc đồng thời loại máy bay này sẽ được trang bị tên lửa chống tăng Spike-NLOS. Nhiệm vụ tác chiến chủ yếu của các máy bay trực thăng này là tiêu diệt mục tiêu đổ bộ, hỏa lực pháo, tàu đổ bộ đệm khí và tàu đổ bộ của đối phương trong quá trình tác chiến.
Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu tác chiến trong tình hình mới, Bộ Quốc phòng Anh cũng đã ký hợp đồng với Công ty Thales để nghiên cứu, phát triển tên lửa đa dụng (LMM), với số lượng theo như công bố của bàn hợp đồng là vào khoảng hơn 1.000 quả.
Lam Ngọc