Cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài đã hơn 5 tháng và đã chứng kiến một số thời điểm mang tính bước ngoặt. Đầu tiên là thất bại của quân dù Nga trong cuộc đột kích vào sân bay Antonov vào ngày đầu tiên của cuộc chiến.
Chịu trách nhiệm chính cho cuộc tập kích sân bay này là lực lượng Không quân Nga. Ngay sau khi lính dù Nga bắt đầu cuộc tập kích, phi đội của Lực lượng Không quân Nga đã không sử dụng được sân bay tại Belarus. Như vậy, công tác hiệp đồng của Quân đội Nga cũng còn tồn tại nhiều vấn đề.
Với hành động không dứt khoát của quân Nga, cuối cùng để Quân đội Ukraine kịp hồi tỉnh và dùng pháo phản lực phóng loạt BM-21 bắn vào sân bay, dẫn đến việc máy bay vận tải nhảy dù của Nga không thể hạ cánh.
Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của ý định đánh tràn ngập trong thời gian ngắn mà Nga toan tính và cuộc xung đột có nguy cơ trở thành một cuộc chiến kéo dài, dai dẳng.
Điều này cũng cho thấy chiến thuật "tấn công đầu não", "điểm huyệt đối phương" của Nga còn nhiều bất ổn. Ý định chiến lược của Nga là đúng, nhưng năng lực của họ không cho phép họ hành động suôn sẻ.
Sự kiện mang tính bước ngoặt thứ hai là Tập đoàn quân V và Tập đoàn quân O của Nga đã thất bại trong trận đánh chớp nhoáng vào hai thành phố lớn nhất của Ukraine là Kiev và Kharkov.
Ba cánh quân cộng với hai sư đoàn lính dù của Nga đã không đột nhập được vào Kiev, nơi chỉ có hai lữ đoàn trấn giữ. Tại Kharkov, hai tập đoàn quân chủ lực gồm Tập đoàn quân xe tăng Cận vệ 1 cũng không thành công, khi đột nhập vào thành phố và bị đánh bật ra.
Với việc giai đoạn 1 chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga kết thúc, đã cho thấy nhiều vấn đề lớn của Quân đội Nga, cũng như chứng minh được khả năng của phía Ukriane, dù rằng Kiev đang tỏ ra dựa dẫm hoàn toàn vào viện trợ từ nước ngoài.
Nếu Quân đội Nga tràn ngập được Kiev vào giai đoạn đầu, cuộc xung đột đã diễn ra theo một xu hướng hoàn toàn khác. Điều này cũng cho thấy, việc sử dụng tác chiến điện tử và thông tin không phải là vấn đề dễ dàng với bất kỳ quân đội nào, kể cả với Quân đội Nga.
Tạp chí Quốc phòng Ukraine còn nhận định, việc sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác của Quân đội Nga còn nhiều vấn đề và bộc lộ nhiều điểm yếu. Không quân Nga dùng máy bay chiến đấu tiên tiến để sử dụng các loại vũ khí thông thường. Điều này vừa lãng phí, vừa nguy hiểm.
Ví dụ cụ thể là loại tiêm kích bom Su-34 rất hiện đại, nhưng dùng bom thường tấn công mặt đất, để rồi bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không vác vai của Ukraine.
Sự kiện mang tính bước ngoặt thứ ba là ở vùng Donbass, nơi Quân đội Nga liên tiếp đánh chiếm các thành trì như Sieverodonetsk, Lisichansk, Lyman và Popasna. Điều này cho thấy Quân đội Nga cũng có khả năng tấn công bằng pháo trên diện rộng.
Như vậy Quân đội Nga, vốn thiếu các điều kiện để tiến hành khả năng tác chiến hiện đại, nhưng vẫn có thể dựa vào chiến thuật pháo binh truyền thống, để áp đảo đối thủ; mặc dù như vậy, tốc độ tiến quân sẽ chậm hơn.
Điều này cũng cho thấy, Quân đội Nga không có lực lượng không quân tấn công mạnh mẽ, để có thể thực hiện các cuộc tấn công toàn diện và chính xác 24/24 giờ vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine, như Mỹ đã làm với Iraq, hay tại chiến trường Kosovo Nam Tư năm 1999.
Đồng thời Không quân Nga cũng không có khả năng tác chiến phòng không bằng vũ khí bức xạ trên toàn khu vực, hay sử dụng máy bay tác chiến điện tử, hoặc dùng không quân tuần tra toàn diện khu vực; kịp thời phát hiện mục tiêu mặt đất, trên không của Quân đội Ukraine để tiêu diệt. Tuy nhiên, pháo binh Nga đã có màn thể hiện xuất sắc, bù đắp được sự khiến khuyết của Không quân Nga.
Sự kiện mang tính bước ngoặt thứ tư là giờ đây chiến trường chính đang chuyển sang mặt trận Kherson. Quân đội Ukraine đã chủ động mở mặt trận mới ở phía nam, đồng thời đẩy quân Nga tại đây vào tình thế phòng ngự bị động.
Xung đột Nga-Ukraine đã chứng minh rằng, Quân đội Nga vẫn là một quân đội hùng mạnh, nhưng vẫn dựa vào cách đánh truyền thống nhiều hơn Điều này có nghĩa, Moscow sử dụng pháo binh và tăng thiết giáp hiệu quả hơn, so với việc sử dụng máy bay không người lái vũ trang hoặc áp chế điện tử.
Trong những ngày đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, Quân đội Ukraine rõ ràng đã bị động, bất ngờ, có hướng Quân đội Nga thường tiến một mình mà không vấp phải kháng cự đáng kể
Tuy nhiên, Quân đội Ukraine đã đi đúng hướng, khi chuyển sang đánh tiêu hạo quân Nga, thay vì đối đầu trực diện hoặc đấu hoả lực diện rộng. Nước đi đúng đắn này đã giúp Ukraine tiếp tục chiến đấu được cho tới thời điểm hiện tại, dù lực lượng trực tiếp tham chiến của Kiev đang dần bị bào mòn từng ngày.
Trong các cuộc giao tranh từ tháng 5 đến đầu tháng 7 vừa qua, Quân đội Ukraine đã bộc lộ nhiều sơ hở khi tổ chức đánh theo kiểu quy ước. Có rất nhiều sơ hở trong chiến trường Donbass và thực tế ở mặt trận Kherson, thực tế giữa hai bên vẫn cơ bản được giữ nguyên.
Một điều không thể phủ nhận, nếu không có nguồn viện trợ và ủng hộ hết mình của phương Tây, đứng đầu là Mỹ thì số phận của Ukraine có lẽ đã an bài từ những tháng đầu tiên của cuộc xung đột.
Đối với tình hình chiến sự của Quân đội Nga tại Ukraine hiện nay, tờ The Drive cho rằng, điều cốt yếu là Không quân Nga có thể chiếm được ưu thế trên bầu trời Ukraine, từ đó cắt viện trợ nước ngoài cho Quân đội Ukraine ở mức độ lớn nhất và ngăn chặn phương Tây đưa vũ khí tới Ukraine.
Nếu Không quân Nga không thể cắt đứt tuyến đường vận chuyển viện trợ của phương Tây cho Ukraine, thì sau vài tháng nữa, cuộc xung đột sẽ thực sự chuyển sang lối đánh tiêu hao, làm suy kiệt cả Nga, Ukraine và thậm chí là cả phương Tây.
Tiến Minh (tổng hợp)