3 sao nam mang tiếng “mượn gió bẻ măng“

Google News

Dựa vào sự cố của người khác để bình phẩm, chê bai hoặc dựa hơi để gây chú ý của dư luận, một số sao nam Việt có xứng mặt quân tử?

Siêu mẫu Đức Tiến và câu chuyện au – fake
Sở hữu gương mặt nam tính đậm chất Địa Trung Hải, siêu mẫu Đức Tiến từng được coi là vedette trong nhóm người mẫu nam tại Việt Nam. Kết hôn cùng Hoa hậu Bình Phương, anh rút lui khỏi showbiz, sang Mỹ định cư từ cách đây 3 tháng nhưng những ngày vừa qua, phát ngôn của anh về vục lùm xùm túi hàng fake của Hoa hậu Hương Giang gây phản cảm.
Có một kinh nghiệm nằm lòng, tránh scandal của các sao trong showbiz Việt đó là: “Không nên bình phẩm, bình luận những vấn đề gì không liên quan tới mình, nhất là sự cố của người khác”. Nhưng với Đức Tiến, sự cố mua bán “nghi án túi giả” của Hương Giang và Pha Lê lại là cái cớ hoàn hảo cho anh “mượn gió bẻ măng”.
Đức Tiến mượn gió bẻ măng. 
Ngay trong lúc dư luận đang lùm xùm, siêu mẫu đăng đàn bằng bài phỏng vấn: “Lỗi trước tiên thuộc về Pha Lê”. Đức Tiến mở đầu bằng một loạt am hiểu cá nhân về hàng thật, hàng giả, rồi giá thành, đặc điểm nhận dạng túi "au" hay "fake". Tiếp theo đó, siêu mẫu đánh giá: “Theo tôi, lỗi trước tiên là từ phía người bán, vì cần phải xác minh được đây là hàng hiệu và hàng thật. Cũng rất đơn giản thôi, chỉ cần đưa ra hoá đơn mua hàng của sản phẩm đó, thì mình đã chứng minh chiếc túi này có nguồn gốc từ đâu. Người mua đôi khi không tìm hiểu kỹ, không có kinh nghiệm và cả vì sự ham rẻ nữa nên đôi khi mua lầm…”.
Câu chuyện chẳng có gì đáng nói nếu chỉ dừng lại ở đó. Chuyện đáng bàn là ở phần trả lời tiếp theo, Đức Tiến nói: “Tôi thấy nhiều người bạn ở Việt Nam cứ phải trả một số tiền rất lớn để mua hàng hiệu không rõ nguồn gốc, không bảo hành và không ai chứng minh được hàng thật giả nên mới bán hàng hiệu xách tay. Trong khi đó, khi sang Mỹ, tôi thấy hàng chính hãng giá không quá cao như mọi người nói, nếu biết đến các outlet thì mình sẽ được mua với giá sale có khi đến hơn 50%. Tôi muốn giúp bạn bè mua hàng hiệu có giá tốt nhất và đảm bảo nhất”. Điều này khiến không ít người nghi ngờ về mục đích trả lời phỏng vấn của Đức Tiến. Dường như anh đang ngầm quảng cáo rằng hiện tại anh cũng đang buôn đồ hiệu xách tay Mỹ và bán đồ với giá phải chăng? Càng đáng nghi khi trên trang cá nhân, Đức Tiến cũng đăng lại bài viết, đính kèm web bán hàng của mình và tag đông đảo bạn bè để quảng bá cho việc kinh doanh cá nhân.
Thiết nghĩ, chuyện Hương Giang – Pha Lê vốn không liên quan tới cuộc sống của Đức Tiến. Gặp sự cố, cả người bán lẫn người mua chẳng vui vẻ gì. Nếu muốn PR cho hoạt động kinh doanh, Đức Tiến nên dùng cách khác đàng hoàng hơn là việc dựa trên sự cố của người khác như thế.
“Tiểu Long Nhật” - Nathan Lee
Thời gian đầu, chuyện các trang mạng xã hội khai thác các chia sẻ của sao trên facebook cá nhân để đăng tải, khiến một số sao vô cùng bức xúc với lý do: “facebook là nhật ký cá nhân. Comment, status trên facebook không đủ cơ sở để biến thành phát ngôn trên báo chí”. Vậy nhưng ở thời điểm hiện tại, chuyện sao cố tình post ảnh, bình luận để gây chú ý với truyền thông, để được lên báo hàng ngày dù không có hoạt động nghệ thuật gì nổi trội, trở thành một xu hướng. Và Nathan Lee cũng là một trong những sao dẫn đầu xu hướng ấy.
 
Siêu mẫu đình đám không phải, ca sĩ chuyên nghiệp không xong, album chưa tạo tiếng vang nhiều nhưng cái độc giả biết tới anh trong thời gian qua là những lùm xùm trên facebook. Dù chẳng liên quan gì tới Lý Nhã Kỳ nhưng những gì anh viết về cô trên trang cá nhân mang đầy vẻ thù hằn, hậm hực. Còn đó phát ngôn: "Mình thì mình chẳng ghét bỏ gì bạn ấy đâu, chuyện bạn ấy nổ banh xác về đồ hiệu mình chẳng quan tâm, chuyện bạn ấy chẳng có bằng cấp dù học trường dạy chó mình cũng kệ, chuyện bạn ấy chẳng nói được một chữ bẻ đôi tiếng “nước ngoài'” dù mang tiếng đi “du học'” - chẳng phải chuyện của mình. Nhưng mở cái mồm ra so sánh cái thứ bạn ấy sử dụng để pr cho hình ảnh cá nhân với công việc của bố mình thì mình thấy KỲ quá rồi đấy!” của anh trên facebook. Dù chẳng một lần nói rõ Lý Nhã Kỳ nhưng những thông tin anh đưa ra kèm việc cố ý viết hoa chữ “Kỳ” trong ngụ ý “kỳ cục” thì ai cũng hiểu Nathan Lee đang mỉa mai ai. Lại lần khác anh đăng cả hình cựu Đại sứ du lịch đang thử đồ cùng lời bình phẩm: “Money can’t buy you style but can buy you a good stylish”.
Nhưng với đàn chị Thu Minh lại hoàn toàn khác, thay vì Nathan Lee biểu diễn nơi này, nơi kia, tung sản phẩm này hay sản phẩm khác, công chúng chỉ thấy anh khoe được ngồi chuyên cơ riêng của chị, được đi du lịch cùng chị hay sang nhà chị ở Châu Âu nghỉ hè… 
“Nói là gieo, nghe là gặt", giới tính nào muốn thành công cũng nên nói ít, nghe nhiều, đặc biệt là nam giới. Với Nathan Lee, biệt danh “Tiểu Long Nhật” xem ra có vẻ hơi nặng nề cho anh nhưng cũng nên ban tặng cho siêu mẫu – ca sĩ này như một lời nhắc nhở về độ kiềm chế trong phát ngôn.
Thảm họa Long Nhật
Trong cánh phóng viên, có một phong trào tẩy chay bà tám Long Nhật trên hầu hết mặt báo. Nói đến Long Nhật, người ta nói đến sự lố lăng, nhảm nhí. Nhắc đến anh, công chúng xua tay, người trong nghề lắc đầu. Bất cứ chuyện gì từ vui đến buồn trong showbiz cũng thấy Long Nhật đăng đàn bình phẩm. Hết độ hot, anh bán rẻ danh tiếng, sự tự trọng cá nhân để bày trò gây sự chú ý. Trong vai trò là người cha của hai con nhỏ, liệu những gì Long Nhật làm có nên hay không?
Theo ĐS&PL