Với sự lựa chọn 4 huấn luyện viên Thu Minh, Tóc Tiên, Đông Nhi và Noo Phước Thịnh có lẽ ban tổ chức Giọng hát Việt 2017 muốn thay đổi không khí của chương trình bằng cách tăng thêm số lượng huấn luyện viên trẻ. Điều này có mặt lợi là chính là đem lại sức sống của chương trình, ít khi khán giả cảm thấy chương trình bị "trầm".
|
3 vị huấn luyện viên trẻ gây tranh cãi của Giọng hát Việt 2017. |
Không phải tự nhiên mà các chương trình The Voice tại Mỹ hoặc Trung Quốc, đều lựa chọn 3 vị huấn luyện viên nam, chỉ có 1 hoặc nhiều lắm là 2 huấn luyện viên nữ. Bởi việc lựa chọn này sẽ tạo nên sự sinh động cho chương trình, một huấn luyện viên nam có thể đóng nhiều vai, trong khi huấn luyện viên nữ thường khó đảm nhận nhiều vị trí.
Ví dụ như chương trình The Voice Trung Quốc 2016, 4 vị huấn luyện viên là Uông Phong, Châu Kiệt Luân, Harlem và Na Anh. Cho dù chương trình có tới 3 vị huấn luyện viên nam, nhưng vẫn có thể đảm bảo được màu sắc của mỗi người được khẳng định rõ trong lòng khán giả. Uông Phong đàn ông, phong trần có nét trầm mặc, thì Châu Kiệt Luân lại là một chàng thanh niên hào hoa với vô số fan hâm mộ, Harlem thì có cho mình chỗ đứng khi anh luôn giữ được nét tươi trẻ ngay cả khi ở tuổi khá cao.
|
4 vị huấn luyện viên The Voice Trung Quốc 2016 là những người có tài năng, khả năng làm chủ, điều tiết chương trình xuất sắc. |
Ngoài sự xuất hiện của 3 vị huấn luyện viên nữ, Giọng hát Việt 2017 thay vì chọn một huấn luyện viên nam quyền lực, mạnh mẽ thì ban tổ chức lại chọn Noo Phước Thịnh. Vai trò của anh như một người đàn ông duy nhất đã bị lép vế hoàn toàn. Noo nhiều lần muốn đưa vai cho thí sinh "dựa", nhưng cả 3 người còn lại cho rằng bờ vai của họ còn rắn chắc hơn của Noo Phước Thịnh.
Chính việc chênh lệch về nam nữ đã dẫn tới chương trình Giọng hát Việt trở nên nhàm chán, đơn sắc. Ngoài việc tranh giành nhau vì các lý do như "chị có xuất thân giống em, chị quay lại đầu tiên" ... thì khán giả không còn thấy một điều gì khác ở các vị huấn luyện viên.
Theo Hà My/Dân Việt