Xuân Bắc đề nghị bỏ tù bố mẹ đánh cắp tuổi thơ con trẻ

Google News

(Kiến Thức) -Trong chương trình Giai điệu tự hào số 5: Bé bé bằng Bông, Xuân Bắc đã nêu ý kiến “bỏ tù” những ông bố bà mẹ đánh cắp tuổi thơ con trẻ.

Nghệ sĩ nhí tỏa sáng
 Thiếu nhi được vinh danh trong Giai điệu tự hào số 5 phát sóng tối 231/5 trên VTV1
Giai điệu tự hào số 5 với chủ đề Bé bé bằng bông, hướng về ngày Quốc tế thiếu nhi đã phát sóng tối 31/5 trên VTV1. Bảy ca khúc viết cho thiếu nhi ở các thời kỳ đã được tái hiện lại sinh động: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Lỳ và Sáo, Bé bé bằng bông, Chi đội em làm kế hoạch nhỏ, Đi học, Đưa cơm cho mẹ đi cày, Mùa hoa phượng
 Mỹ Anh song ca với mẹ Mỹ Linh ca khúc Đưa cơm cho mẹ đi cày.
Chương trình lần này quy tụ nhiều gương mặt ca sĩ nhí. Các nghệ sĩ lớn như diva Mỹ Linh, nhóm 5 dòng kẻ, Hải Bột đều cố tình lu mờ trước những Vũ Song Vũ hay ca ca sĩ nhí Mỹ Anh (con gái Mỹ Linh). Đáng chú ý, những phần biểu diễn của các ca sĩ nhí đều nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khán giả.
Khi cùng mẹ hát ca khúc Đưa cơm cho mẹ đi cày, Mỹ Anh đã tái hiện lại hình ảnh cô bé con lon ton trên bờ đên đưa cơm cho mẹ bằng chất giọng trong trẻo, cao vút và sự hồn nhiên trong biểu cảm. Sự thể hiện của Mỹ Anh đã được tác giả Hàn Ngọc Bích xúc động. Ông đã chia sẻ về bí mật riêng khi viết ca khúc này, đó chính là nỗi day dứt của ông về cô con gái đầu lòng “chẳng nuôi được” nên mới có ca khúc này ra đời.
 Vũ Song Vũ và Tiến Quang thể hiện ca khúc "Lì và sáo"
Khán giả nhí có lẽ cũng hết sức phấn khích khi được gặp lại Vũ Song Vũ, gương mặt được yêu mến của đội Thanh Bùi trong mùa The Voice Kids 2012. Vũ Song Vũ cùng Tiến Quang thể hiện ca khúc Lỳ và sáo trên nền bản phối hiện đại.
Xuất hiện trong chiếc tivi đen trắng khổng lồ, cô bé Kim Anh, 6 tuổi đến từ Trung tâm Văn hóa quận Ba Đình đã có phần thể hiện ca khúc khác: Bé bé bằng bông (sáng tác Phạm Đức Lộc) rất trong trẻo. Đạo diễn trẻ Đinh Tuấn Vũ đánh giá ca khúc thể hiện niềm tin, niềm lạc quan vô bờ bến của hai mẹ con khi chia tay nhau đi sơ tán giữa những nguy hiểm trong chiến tranh, và niềm tin vào vào chiến thắng của dân tộc mình.
Làm thế nào với trẻ nhỏ: Câu hỏi chưa bao giờ cũ
Với chủ đề thiếu nhi, khán phòng đã nóng lên với những tranh luận nên phổ biến bài hát nào, nên dành sự quan tâm thế nào đối với con trẻ. Ngay cả việc nên dạy con điều gì về lòng yêu nước cũng được hai hội đồng bình luận rôm rả đưa ra ý kiến.
 
Ca khúc Lỳ và sáo châm ngòi cho cuộc tranh luận gay gắt của hội đồng bình luận khách mời. Nếu những người trẻ như NS Nguyễn Vĩnh Tiến, nhiếp ảnh Na Sơn cho rằng không nên phổ biến ca khúc này cho trẻ nhỏ vì yếu tố bạo lực, giết chóc. Nhưng danh hài Xuân Bắc lại có quan điểm trái ngược hoàn toàn. Anh chia sẻ cách dạy con mình: “Khi cần bảo vệ cho điều gì đó mà mình cho là lẽ phải thì phải đánh cho quân địch không kịp trở tay thay quần áo. Không thể nhầm giữa khái niệm tương thân tương ái, giúp đỡ người yêu người với việc đấu tranh được. Xuân Bắc cũng cho rằng, hơn bao giờ hết chúng ta phải dạy cho trẻ em phải đổ máu vì những điều thiêng liêng và cao cả. Tôi rất thích câu: “Nhịn người nhịn tới mức không tổn hại tới sinh tồn thì thôi. Đấu tranh với người đấu tranh tới mức sinh tồn được thì thôi. Nhạc sĩ ca khúc đã chỉ rõ rằng giặc ngoại xâm chiếm nước ta, giết người, đốt nhà. Vậy thì ta phải cầm súng bắn được thằng nào thì bắn vì không bắn nó nó sẽ bắn ta, mình là phe chính nghĩa”.
Trong khi đó, người nhiều tuổi như NS Hàn Ngọc Bích lại có thái độ ôn hòa hơn. Theo ông, “Thực ra, ta chẳng muốn cầm súng làm gì, chính kẻ thù ấn súng vào tay ta. Cần những hi sinh như vậy trong việc dạy con trẻ trong ý kiến của Xuân Bắc”
 Vốn là người yêu trẻ nhỏ, Xuân Bắc cho rằng cần phải "bỏ tù" những ông bố bà mẹ đánh cắp tuổi thơ của con trẻ.
Thực tế, việc giáo dục tình yêu nước với trẻ em cũng là điều cần thiết. Nhưng nên chọn cách nào: tạo cho trẻ một thế giới toàn màu hồng để từ đóp cho rằng giáo dục cho trẻ về chiến tranh, chết chóc là điều bất nhẫn vẫn là câu hỏi đặt ra để chúng ta cùng suy ngẫm, tìm một hướng đi thỏa đáng.
Nhưng đỉnh điểm cuộc tranh luận đã nổ ra khi nhóm Năm dòng kẻ hát ca khúc Mùa hoa phượng nở (sáng tác của NS Hoàng Vân viết năm 1966). Ca khúc gợi nhớ về một thời học trò hồn nhiên với những mùa hè rợp trời phượng nở. Nhưng đặt trong bối cảnh hôm nay mới thấy, trẻ em không còn những mùa hè hạnh phúc và hồn nhiên đó nữa. Những câu hỏi: Ai là người đánh căp mùa hè ấy của con trẻ. Tại sao trẻ nhỏ giờ phải học nhiều hơn vào hè khiến bất cứ ai cũng đầy trăn trở.
 Nhóm Năm dòng kẻ hát Mùa hoa phượng nở cùng các em thiếu nhi.
Nghệ sĩ Xuân Bắc, người luôn gắn với thiếu nhi đã phải gạch ra 18 gạch đầu dòng để nói về việc các ông bố bà mẹ “đánh cắp” tuổi thơ của con trẻ. Anh yêu cầu phải “bỏ tù” , phạt hành chính những ông bố bà mẹ như vậy!
Mặc dù Giai điệu tự hào số 5 tái hiện một thế giới tuổi thơ của trẻ em thời chiến. Ở đó có cả những phút giây hồn nhiên, có cả những ca khúc kêu gọi và thể hiện lòng yêu nước của trẻ nhỏ. Nhưng đặt trong bối cảnh hôm nay, người xem có thể nhận thấy, lịch sử đã đổi thay, nhưng có những thứ chúng ta cần mãi giữ được cho trẻ nhỏ, đó là thế giới trong lành của tình yêu. Nhưng những bài học và cách dạy về những vấn đề: kế hoạch nhỏ hay lòng yêu nước, thì lại cần nhiều kiến giải khác, trong một xã hội rộng mở và giao lưu dễ dàng hôm nay.

An Thủy