Dự lễ tiếp nhận có đại diện các bộ, ngành: Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Đối ngoại Trung ương; Bộ Ngoại giao; Bộ Quốc phòng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tư lệnh Hải quân; Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Cục Kiểm ngư; Tổng cục Thủy sản; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hội Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; Bộ Nội vụ; Cục An ninh truyền thông, Bộ Công an.
Về phía các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội có đại diện Đại sứ quán Cộng hòa Indonesia; đại diện Đại sứ quán Cộng hòa Philippines; đại diện Đại sứ quán Vương quốc Campuchia; đại diện Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan; đại diện Đại sứ quán Cộng hòa Pháp; đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc; đại diện Đại sứ quán Cộng hòa Ấn Độ.
|
Tài liệu này được các nhà sử học Pháp và Bỉ đánh giá là có trị giá trị khoa học và pháp lý cao, trong việc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. |
Ngoài ra còn có đại diện các nhà khoa học lịch sử Việt Nam như Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; PGS, TS, luật sư Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật biển quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bộ Atlas này gồm 6 tập khổ lớn do nhà địa lý học Philipe Vandemaelen, người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ xuất bản năm 1982, trong đó, tập 2 - Châu Á, có bản đồ vẽ đường bờ biển miền Trung Việt Nam có thể hiện quần đảo Hoàng Sa một cách rõ ràng, chi tiết và chính xác, kèm theo bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam.
|
GS Nguyễn Quang Ngọc là người có công trong việc cùng các cộng sự phát hiện và đưa bộ atlas này về Việt Nam. |
Tài liệu này được các nhà sử học Pháp và Bỉ đánh giá là có trị giá trị khoa học và pháp lý cao trong việc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đầu 4/2014, từ thông tin của GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và chị Nguyễn Thị Hải, nghiên cứu sinh Việt Nam tại Pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Cục Thông tin đối ngoại phối hợp kiểm tra, xác minh thông tin và tiến hành các thủ tục mua bộ tư liệu này.
Hoạt động tiếp nhận và công bố bộ Atlas thế giới Bruxelles 1827 hôm nay là một phần trong nhiều hoạt động do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức nhằm thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường công tác sưu tầm, thẩm định, công bố, sử dụng các tài liệu, bản đồ, ấn phẩm liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam”.
|
Mảnh bản đồ mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18 - 21 và kinh độ 106 - 114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18. |
Tại lễ tiếp nhận, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bày tỏ: Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Bộ Atlas thế giới Bruxelles 1827 mà Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp nhận hôm nay là một bằng chứng quan trọng trong các căn cứ pháp lý này. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục đẩy mạnh sưu tầm, thẩm định, công bố các tài liệu, bản đồ, ấn phẩm liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam phục vụ công tác tuyên truyền trong nước và quốc tế về chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo ANTĐ