|
Ảnh minh họa. |
Theo GS.TS Trần Đình Long, Hội Giống cây trồng Việt Nam, ngoài việc số lượng nhiều, chất lượng thấp thì phần lớn những công trình khoa học công bố ít có tính ứng dụng, nghiên cứu manh mún. Ví dụ như trong chuỗi sản xuất lúa gạo, người làm giống thì chỉ biết đến giống, người sản xuất chỉ biết sản xuất, người buôn bán thì cũng chỉ biết đến buôn bán thôi. Không có đơn vị nào, cũng như không có ai kết nối tất cả những cái manh mún đó thành một hệ thống cả.
Có nhiều cái khó, một đề tài đáng lẽ để làm đến tận cùng thì phải 2 tỷ đồng, nhưng ngân sách chỉ có 500 triệu đồng thì họ chỉ làm được đến đó thôi. Thế nên dù có nhiều công bố khoa học, nhưng mỗi công bố để một xó, ít có công bố nào có thể đem ra ứng dụng được, chưa nói đến việc công bố đó là phát minh, phát kiến.
Cũng theo GS.TS Trần Đình Long, việc nghiên cứu manh mún chính là nguyên nhân của tình trạng nhiều công bố mà chất lượng thấp này. Ai cũng làm khoa học, nhưng làm đến tận cùng, làm đến nơi đến chốn thì ít. Ví dụ như ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, có đến hàng trăm giống lúa. Giống lúa 400 - 600USD/tấn (giống lúa cao cấp) cũng có vài loại. Thế nhưng, vì không được tổ chức thành hệ thống, canh tác, bảo quản, tổ chức sản xuất, mỗi bộ phận lại làm riêng rẽ công việc của mình. Thế là dù có nhiều giống lúa chất lượng cao, thế giới phải thèm muốn nhưng ta lại không thể áp dụng được.
"Tôi ví von hình ảnh một cô hoa hậu không có son phấn, không có váy áo đẹp thì cô ấy khó mà đẹp lộng lẫy, tỏa sáng được. Ở đâu đó vẫn có các nhà khoa học tâm huyết thực sự, vẫn muốn cống hiến bằng các kết quả nghiên cứu. Thế nhưng, do tình trạng manh mún, mỗi người làm một kiểu, không thể đưa sản phẩm vào thực tế, đến một giống lúa đầy ưu việt còn khó đưa xuống đồng ruộng, khiến các nhà khoa học nản", GS.TS Trần Đình Long tâm sự.
Vai trò của những người quản lý khoa học ở đâu?
Hà Bình