“Nhà Đà Lạt học” nói về đồng hồ “khủng” trong dinh thự

Google News

Không chỉ có ý nghĩa về thời gian, những chiếc đồng hồ "khủng" còn thể hiện một phần quyền uy của gia chủ.

(Kienthuc.net.vn) - Những chiếc đồng hồ có kích cỡ hiếm thấy tại Đà Lạt (Lâm Đồng) còn giữ được nguyên vẹn đến thời điểm này đã khẳng định chủ nhân đầu tiên của nó là những gia đình giàu có, quyền lực lẫy lừng một thời. 

[links()]

Có lẽ ở nước ta hiếm có nơi nào còn giữa được những chiếc đồng hồ cổ "khủng" như ở Đà Lạt. Tại khu nghỉ dưỡng Cadasa Đà Lạt (đường Trần Hưng Đạo) ít nhất vẫn còn 3 chiếc đồng hồ cổ "khủng", cao tới trên 3m, rộng 1m, với nhiều hoa văn tinh xảo được đưa ra trưng bày cho du khách chiêm ngưỡng.

Mô tả ảnh.
Những chiếc đồng hồ cổ này hiện nay rất hiếm gặp

Theo các tài liệu còn lưu lại, nơi này trước đây là một quần thể biệt thự người Pháp liền kề nhau, trải dài trên một khu đất rộng 6 hecta, với những kiến trúc cổ kính đặc thù của miền bắc nước Pháp từ lâu đời. Nơi đây đã từng là nơi cư ngụ của những chính khách,  danh sĩ từ thời đầu thế kỷ XX cho đến trước và sau năm 1975.
 
Sau ngày đất nước được giải phóng, một thời gian dài những căn biệt thự này không được đưa vào sử dụng.

Mô tả ảnh.
Hoa văn trang trí trên những chiếc đồng hồ khủng này rất tỉ mỉ, kỳ công


Ông Lê Phỉ, một người đã dành khá nhiều thời gian để nghiên cứu về những ngôi biệt thự cổ tại Đà Lạt cho biết, những chiếc đồng hồ có kích thước "khủng" như ở  Cadasa Đà Lạt rất hiếm.

Loại đồng hồ có kích thước lớn như vậy chỉ có trong những gia đình giàu có người Pháp bởi đồng hồ là một vật dụng đặc biệt có giá trị thời bấy giờ, nhất là những chiếc đồng hồ lớn như vậy sẽ thể hiện một phần quyền uy của gia chủ.

Theo ông Phỉ, những căn biệt thự có đồng hồ lớn trên đường Trần Hưng Đạo được xây vào những năm từ 1927 - 1932 của thế kỷ trước. Như vậy, những chiếc đồng hồ này có độ tuổi ít nhất cũng phải tương đương với tuổi của các căn biệt thự này.

Trong khi đó, "nhà Đà Lạt học" Nguyễn Hữu Tranh cho hay, sau năm 1954, Tổng thống Việt Nam cộng hòa Ngô Đình Diệm đã yêu cầu những quan lại, cư dân người Pháp đang sinh sống tại Đà Lạt phải bán lại đất đai, nhà cửa cho người Việt. 

Mô tả ảnh.
Bên trong của một chiếc đồng hồ

Hầu hết người Pháp đã từng bước rút khỏi Đà Lạt để lại đất đai, nhà cửa, nhiều vật dụng có giá trị cho những gia đình người Việt hoặc cơ sở tôn giáo tiếp quản, sử dụng.

Do điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều biến cố lịch sử liên tiếp xảy ra nên không ít đồ dùng có giá trị, trong đó có những chiếc đồng hồ lớn mà người Pháp để lại đã bị thất lạc, hư hỏng.

Khắc Lịch

BÀI ĐỌC NHIỀU:

“Quái nhân” nhặt được vợ hơn 9 tuổi ở bãi rác Chung cư: Người chết không được ở nhà quá 1 tiếng “Cục trưởng CSGT nói thế thì khác gì dung dưỡng tham nhũng