Nhận định trên được các nhà nghiên cứu Úc đưa ra. Họ cho rằng cholesterol có khả năng tác động đến sự di chuyển của các
tế bào trong cơ thể người.
|
Ảnh minh họa.
|
Phát hiện này được đánh giá là thông tin quan trọng lý giải nguyên nhân ung thư
di căn nhanh chóng sang các bộ phận khác trong cơ thể. Đặc biệt là đối tượng có nồng độ cholesterol "xấu" cao.
Người đứng đầu công trình nghiên cứu, giáo sư Thomas Grewal đến từ Đại học Sydney cho biết: “Kết quả trên có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu sự di căn của ung thư. Một khi bệnh đã di căn thì việc điều trị tận gốc sẽ phức tạp hơn”.
Hầu hết các tế bào trong cơ thể gắn kết được với tế bào lân cận nhờ có sự trợ giúp của phân tử Velcro – các phân tử trên bề mặt tế bào còn được biết với tên gọi
integrins.
Thật không may, integrins cũng là yếu tố khiến tế bào ung thư dễ dàng bị vỡ ra từ một khối u rồi lây lan sang tế bào lân cận.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng xác định rằng, cholesterol “xấu” có khả năng kiểm soát sự di chuyển ở trong các mạch nối nhỏ chứa integrins. Và chúng thúc đẩy sự di chuyển của các tế bào ung thư nhanh hơn.
Ngược lại, lượng cholesterol “tốt” sẽ giữ integrins gắn liền với tế bào khiến khả năng lây lan sẽ được giảm thiểu”.
Để đưa ra nhận định trên, các nhà
nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra nhiều lần để kiểm tra integrins di chuyển thế nào trong tế bào.
Cholesterol là một trong những chất béo quan trọng trong cơ thể. Nó rất quan trọng trong việc giữ integrins trên bề mặt của các tế bào.
Tuy nhiên, cho đến bây giờ người ta vẫn chưa rõ cholesterol “xấu” bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để giảm ảnh hưởng của chúng đối với ung thư.
Lê Nguyệt (theo DLM)