Phát hiện bộ xương ung thư 4.500 năm tuổi

Google News

(Kiến Thức) - Tại Siberia, các nhà khoa học vừa phát hiện bộ xương bệnh nhân mắc ung thư từ hơn 4.500 năm trước. 

Đây được xem là bộ xương nhiều tuổi nhất của bệnh nhân ung thư từng được phát hiện. Nó là bằng chứng chứng tỏ ung thư không phải là căn bệnh hiện đại; bắt nguồn từ ảnh hưởng tiêu cực của điện thoại di động, đồ ăn chế biến không lành mạnh.
 Đây được xem là bộ xương bệnh nhân ung thư lâu đời nhất từng được phát hiện.
Bộ xương được khai quật ngày 3/12 vừa qua. Các nhà khoa học ước tính người đàn ông mất cách đây hơn 4.500 năm, do ảnh hưởng của ung thư phổi hoặc tiền liệt tuyến di căn từ vùng mông lên đầu.
Về phát hiện mới, nhà nghiên cứu Angela Lieverse đến từ Đại học Saskatchewan (Canada) cho biết: “Đây là bộ xương bệnh nhân mắc ung thư lâu đời nhất từng được khai quật. Chúng tôi có thể khẳng định chắc chắn người đàn ông này mắc ung thư khi còn sống.
Nguyên nhân gây bệnh có thể bắt nguồn từ việc anh ta hít quá nhiều khói độc trong các trận cháy. Trước đây, anh có thể là một thợ săn. Ước tính, tuổi thọ bệnh nhân khoảng 35-45”.
Nhiều nhận định cho rằng, ung thư không hề tồn tại vào thời cổ đại. Nó chỉ xuất hiện khi môi trường sống trở nên ô nhiễm, thực phẩm nhiễm độc ngày càng nhiều.
Một vài bộ xương được phát hiện cách đây 5.000-6.000 năm tuổi. Tuy nhiên, những trường hợp đó chỉ được nghi đã mắc ung thư mà thôi.
Hải Yến (theo Telesurtv)