|
Trẻ em bị ung thư không dễ phát triển rối loạn căng thẳng sau chấn thương như những đứa trẻ khác. |
Các nhà nghiên cứu cho biết, những đứa trẻ này thậm chí có thể mang lại lợi ích về phát triển sự đồng cảm và sự gần gũi. "Những kết quả này khiến bệnh nhân mắc
ung thư thời thơ ấu và gia đình của họ cảm thấy yên tâm", tác giả nghiên cứu Sean Phipps, trưởng khoa tâm lý tại bệnh viện St Jude ở Memphis, Tenn, nói.
"Chẩn đoán ung thư là một việc rất quan trọng và đầy thách thức. Nhưng nghiên cứu này nêu bật được khả năng ấn tượng của trẻ em khi điều chỉnh những thay đổi trong cuộc sống của chúng. Nhiều trường hợp có thể làm tốt hoặc thậm chí phát triển mạnh về mặt cảm xúc", Phipps cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 255 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ở độ tuổi từ 8 đến 17. Họ nhận thấy rằng 7 bệnh nhân - chiếm khoảng 3% - đã có chứng PTSD hoặc đang bị nó. Nhưng nó dường như được gây ra bởi ung thư chỉ ở 2 trong số 7 bệnh nhân, còn 5 trẻ em khác đã trải qua chấn thương rất nhẹ nhàng và nhanh chóng.
PTSD là một sự rối loạn lo lắng có thể phát triển sau khi trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đáng sợ. Những người có PTSD có thể lo lắng quá mức hoặc hồi tưởng kinh nghiệm, những cơn ác mộng và sự bùng phát bất ngờ.
Khi các nhà nghiên cứu nhìn vào các nhóm trẻ em không bị ung thư, họ đã tìm thấy tỷ lệ tương tự của PTSD. Điều này trái ngược với các nghiên cứu trước đó cho thấy hơn 1/3 số trẻ em mắc bệnh ung thư sẽ phát triển PTSD.
Đặng Thủy