|
Đội ngũ khoa Dược, Bệnh viện FV. |
Điều trị đúng đối tượng
Việc kết hợp điều trị giữa ngoại khoa, nội khoa, tâm lý, trị liệu, dinh dưỡng…cho bệnh nhân ung thư là thế mạnh của Trung tâm Điều trị Ung thư Hy Vọng (Trung tâm Hy Vọng) thuộc Bệnh viện FV. Bác sĩ Bertrand Farnault, Trưởng Trung tâm Hy Vọng cho biết, Bệnh viện FV mặc dù được xây dựng ở Việt Nam nhưng chúng tôi luôn áp dụng các quy định về khám chữa bệnh chuẩn giống y như ở Pháp, Mỹ, Úc,….Tất cả các chuyên gia của chúng tôi đều được đào tạo đúng bài bản và chăm sóc cho bệnh nhân đúng chuẩn quốc tế.
Bác sĩ Jean-Marcel Guillon, Tổng Giám Đốc Bệnh viện FV TPHCM chia sẻ, đội ngũ dược sỹ của Bệnh viện FV không đơn thuần là chỉ chỉ biết đọc toa của bác sĩ và bán thuốc cho bệnh nhân mà đội ngũ dược sỹ của Khoa Dược gồm 12 người được đào tạo chính quy về pha chế thuốc theo quy trình chuẩn mực quốc tế. Các dược sĩ thường xuyên được theo chương trình hợp tác trao đổi giữa các bệnh viện Pháp và FV để cập nhật tình hình đổi mới trong các quy trình pha chế và bảo quản thuốc quốc tế. Trưởng khoa Dược là Dược sĩ Olivier Lavoix – người Pháp có 15 năm kinh nghiệm.
Theo quy trình của bệnh viện, sau khi thăm khám cho bệnh nhân và xác định tình trạng bệnh ung thư, nếu bệnh nhân không phải phẫu thuật, xạ trị mà phải hóa trị thì bác sĩ điều trị sẽ chỉ định dùng thuốc để hóa trị, liều lượng hóa trị, số lần hóa trị,…. Toa thuốc này của bác sĩ điều trị sẽ được chuyển xuống cho các dược sĩ phụ trách ở Khoa Dược. Sau khi tiếp nhận đơn thuốc, các dược sĩ sẽ kiểm tra lại và tính toán liều lượng thuốc sao cho phù hợp với thể trạng, độ tuổi và tình trạng bệnh của bệnh nhân. Sau đó, dược sĩ lâm sàng sẽ kiểm tra đơn thuốc và cảnh báo cho các bác sĩ nếu trong toa có các thuốc có tương tác không thuận lợi cho việc điều trị hoặc liều thuốc gần với liều độc.
|
Đội ngũ khoa Dược, Bệnh viện FV đang tiến hành pha chế thuốc cho bệnh nhân. |
Quy trình kiểm tra chéo nhằm bảo đảm tính chính xác
Dược sĩ Nguyễn Văn Tiến Đức – Khoa Dược, Bệnh viện FV TP.HCM cho biết, sau khi thăm khám cho bệnh nhân và xác định tình trạng bệnh, bác sĩ theo dõi sẽ chỉ định rõ liều lượng thuốc và phác đồ hóa trị mà bệnh cần sử dụng. Toa thuốc được chuyển xuống khoa Dược. Sau khi bác sĩ điều trị thống nhất ý kiến dùng thuốc như thế nào cho từng bệnh nhân, dược sĩ sẽ tiến hành chuẩn bị phiếu pha chế theo phác đồ bác sĩ. Lúc này, sẽ có thêm 1 dược sĩ khác kiểm tra lại toa thuốc – kiểm tra tiền sử bệnh nhân – kiểm tra phác đồ điều trị dựa trên phiếu pha chế để đảm bảo đúng thuốc, đúng bệnh, đúng người. Dược sỹ sẽ tiến hành quy trình pha chế thuốc cho bệnh nhân theo quy trình khép kín từ lúc bắt đầu chuẩn bị toa thuốc cho đến khi pha chế xong. Quá trình pha chế đảm bảm vô trùng với quy trình chặt chẽ từ trước lúc khi vào và trong lúc thao tác trong phòng pha chế vô trùng. Quy trình pha được tối ưu hóa nhằm ngăn ngừa chất hóa trị rò rỉ ra ngoài, đảm bảo an toàn cho người pha chế, hạn chế rác thải độc hại thải ra môi trường. Kết quả pha được kiểm tra lại bởi phụ tá phòng pha trước khi đưa ra ngoài. Đây được xem là quy trình kiểm tra chéo nhằm bảo đảm tính chính xác của đơn thuốc, hạn chế sai sót.
Không chỉ có dược sỹ lâm sàng tham gia hỗ trợ bác sĩ điều trị, Trung tâm Hy Vọng còn có đội ngũ kỹ sư vật lý, vận hành viên, kỹ thuật viên hỗ trợ rất chuẩn cho bệnh nhân ung thư trong điều trị xạ trị. Đội ngũ kỹ sư vật lý người Pháp và người Việt là những chuyên gia trong lĩnh vực Vật lý bức xạ sử dụng trong Y khoa, có nhiệm vụ hỗ trợ bác sĩ xạ trị chọn lựa những phương thức điều trị chính xác cho bệnh nhân. Kỹ sư vật lý có nhiệm vụ tính toán thời gian xạ trị chính xác hơn và chịu trách nhiệm về sự phân bổ liều xạ trong vùng điều trị chuẩn hơn theo chỉ định của bác sĩ xạ trị. Ngoài ra, họ còn có trách nhiệm bảo trì các máy xạ trị và kiểm tra chất lượng các bức xạ được sử dụng. BS Võ Kim Điền, Trung tâm Hy Vọng cho biết, ngoài, bác sĩ xạ trị, kỹ sư vật lý, còn có các kỹ thuật viên là những người chịu trách nhiệm thực hiện việc điều trị cho bệnh nhân từ đầu đến khi chấm dứt điều trị xạ trị. Khi bệnh nhân được chỉ định xạ trị, thì các kỹ thuật viên là người trực tiếp hỗ trợ cho bệnh nhân từ cách nằm sao cho đúng, để tay, chân sao không bị di lệch,… tiến hành việc chụp cắt lớp để khảo sát liều xạ và các vị trí xạ tốt nhất cho bệnh nhân theo hướng dẫn của bác sĩ và kỹ sư vật lý. Những dữ kiện giải phẫu học ghi nhận được sẽ cho phép bác sĩ xạ trị và kỹ sư vật lý chọn lựa phương thức điều trị thích hợp nhất trong từng trường hợp (thể tích điều trị, tỉ trọng của các mô, vị trí chính xác của các cơ quan trong cơ thể của bệnh nhân) để có thể đạt được lợi ích cao nhất. Đây chính là giai đoạn xác định tư thế của bệnh nhân trong khi xạ trị và đánh dấu vài vài điểm mốc trên da hoặc trên mặt nạ (nếu ung thư vùng đầu cổ). Nếu bệnh nhân không được đặt đúng vị trí, kỹ thuật viên xạ trị phải chỉnh sửa tư thế bệnh nhân để đảm bảo rằng chỉ có duy nhất khối bướu được chiếu tia phóng xạ. Để xạ trị an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân, đòi hỏi không chỉ có bác sĩ giỏi mà còn phải có đội ngũ chuyên gia hỗ trợ như kỹ sư vật lý, kỹ thuật viên,….để cùng phối hợp, kiểm tra chéo để kết quả điều trị ung thư tốt nhất cho người bệnh.