|
Các nhà nghiên cứu cho rằng tiêm vitamin C liều cao mang lại các tác dụng tương đương so với việc điều trị bằng hóa chất. Ảnh minh họa. |
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây trên tạp chí Science Translational Medecine cho biết, vitamin C liều cao có khả năng tấn công vào các tế bào ung thư mà không gây nguy hại đến các tế bào khỏe mạnh, trái ngược với các liệu pháp hóa trị. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm tác dụng của vitamin C với liều lượng lớn bằng các nghiên cứu trong ống nghiệm, trên chuột và trên cơ thể người. Các nhà nghiên cứu cho rằng tiêm vitamin C liều cao mang lại các tác dụng tương đương so với việc điều trị bằng hóa chất, trong khi quá trình hóa trị phá hủy tất cả các tế bào kể cả ung thư lẫn tế bào khỏe mạnh, khiến bệnh nhân ung thư dễ tử vong hơn.
Trên tờ BBC News cũng có báo cáo rằng vitamin C có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư buồng trứng trong khi hoàn toàn tránh các tế bào khỏe mạnh.
Tuy nhiên những quan điểm trái chiều cũng xuất hiện.
Mới đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Nam California, Mỹ đã công bố: vitamin C liều cao không có tác dụng điều trị ung thư, thậm chí nó còn có khả năng gây nghẽn mạch, là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau tim, đột quỵ.
Các ý kiến của chuyên gia khác cũng cho rằng, vitamin C liều cao khi đi vào cơ thể sẽ gây ra nhiều phản ứng như viêm loét dạ dày, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, nhẹ cũng có thể gây ra chứng mất ngủ, tạo sỏi trong thận, ức chế bài tiết insulin…
Nghiên cứu về tiêm vitamin C liều cao được bắt đầu từ những năm 1970 với nghiên cứu của nhà hóa học Linus Pauling, Đại học bang Oregon, Mỹ. Nghiên cứu mới của bà đã cho phép tăng liều vitamin C qua đường tiêm tĩnh mạch vào trong các tế bào buồng trứng ở người. Các xét nghiệm được thực hiện trong ống nghiệm, trên chuột và trên 22 người, đã thu được tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên những tranh cãi trong giới khoa học về tính xác thực của tác dụng của vitamin C liều cao với bệnh nhân ung thư, cho đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Hương Giang