Ngoài yếu tố di truyền, nguy cơ ung thư vú tăng lên cùng tuổi tác đạt được. Cụ thể, nghiên cứu thực hiện bởi Ibadan Multidisciplinary Breast Tumour Board chỉ ra,
người cao tuổi và chị em gia đình có người thân từng mắc bệnh có khả năng mắc ung thư vú cao.
|
Yếu tố di truyền, tuổi tác là một trong những yếu tố cơ bản khiến chị em dễ đối diện với ung thư vú.
|
Việc chị em phụ nữ trên 40 tuổi thường xuyên thăm khám, sàng lọc ung thư có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện bệnh, nâng cao hiệu quả quá trình điều trị.
Theo giáo sư Millicent Obajimi: "Nếu được trang bị kiến thức, chú ý đến các dấu hiệu bất thường thì khả năng tử vong vì căn bệnh sẽ được giảm thiểu”.
Đồng tình với quan điểm trên, Adeyinka Ademola, bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật cũng đặc biệt nhấn mạnh, ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, việc đảm bảo sàng lọc thường xuyên góp phần ngăn chặn bệnh phát triển mạnh, chuyển sang giai đoạn cuối khó điều trị.
Theo ông: “Khi khối u vú nhỏ hơn 1cm thì khả năng sống sót của người bệnh lên tới 99%. Một khi khối u tăng dần về kích cỡ thì hiệu quả điều trị ngày càng giảm xuống”.
Trong khi đó,
bác sĩ Ademola nhấn mạnh sự cần thiết của việc chăm sóc bộ ngực của mình cũng như nỗ lực tìm hiểu thông tin về căn bệnh. Từ đó, chị em dễ dàng tác động theo hướng có lợi cũng như phát hiện khối u trên cơ thể sớm.
Đặc biệt, nếu phát hiện sở hữu gen BRAC 1, BRAC 2 và một số gen bất thường liên quan đến ung thư vú, bạn vẫn có khả năng kiểm soát nguy cơ mắc bệnh nhờ sử dụng thuốc đúng cách.
Để ngăn ngừa bệnh, chị em nên hạn chế lượng rượu uống vào, béo phì và tính lười vận động. Bên cạnh đó, có thể ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh này bằng cách cho con bú, sử dụng liệu pháp thay thế hormon có kế hoạch, theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hải Yến