Tự kỷ vì nhiều bài tập về nhà

Google News

(Kiến Thức) - Cháu rất ít khi nói chuyện với bố mẹ, ít khóc, ít cười. Chị phải đưa cháu đến bác sĩ tâm lý.

Chị Vũ Thúy Quỳnh (Tây Hồ, Hà Nội) có thói quen tự ra bài tập ở nhà cho con. Số lượng bài tập tăng dần theo lớp học. Thời gian này, chị quan sát thấy con không còn thích chơi đùa với bạn bè. Cứ về đến nhà là cháu chạy vào phòng và hỏi bài tập đâu để làm. Cháu rất ít khi nói chuyện với bố mẹ, ít khóc, ít cười. Chị phải đưa cháu đến bác sĩ tâm lý.

Ảnh minh họa.

Lời bàn: Tác dụng chính của bài tập về nhà là nhằm giúp trẻ có thói quen học tập ngoài giờ, cũng như giúp trẻ hình thành ban đầu kỹ năng sắp xếp phân bố, sắp xếp thời gian. Một số cha mẹ bắt học sinh làm nhiều bài tập hơn các học sinh khác, nhưng điều này không có nghĩa là học sinh đó đạt kết quả cao hơn, nhất là ở cấp tiểu học.

Nhiều bài tập quá không chỉ khiến cho các con cảm thấy quá tải, mà còn làm ảnh hưởng đến những hoạt động bổ ích khác như chơi thể thao, chơi nhạc và giải trí. Với học sinh tiểu học, nên giao bài tập chỉ làm trong khoảng 30 phút, không giao bài tập về nhà vào cuối tuần hoặc vào những kỳ nghỉ.
TS Nguyễn Thu Nga (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
BÀI ĐỌC NHIỀU