Uyển Dung - hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc, dẫu nhan sắc mặn mà và gia thế hoành tráng, vẫn bị chồng mình là vua Phổ Nghi ghét bỏ, thờ ơ.
Theo lịch sử ghi chép lại Phổ Nghi (1906-1967), lên ngôi Hoàng đế năm 3 tuổi, là vị vua cuối cùng của nhà Thanh, cũng là vị vua cuối cùng của Trung Quốc. Gắn với cuộc đời ông là tên tuổi hai người phụ nữ là Uyển Dung Hoàng hậu và Hoàng phi Văn Tú.
Trở thành hoàng hậu của Trung Quốc nhưng cuộc đời của Uyển Dung lại có nhiều sóng gió và biến động.
Ngày 1 tháng 12 năm 1922, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc là Phổ Nghi đã kết hôn cùng Uyển Dung khi cả 2 vừa tròn 17 tuổi.
Quách Bố La Uyển Dung sinh năm 1906, là người tộc Đạt Oát Nhĩ. Bà được biết đến với vẻ đẹp đoan trang, thanh tú cùng tài cầm kỳ thi họa. Bà sớm được tiếp thu nền giáo dục, văn hóa phương Tây khi theo học trường giáo hội Mỹ. Ngoài ra, Uyển Dung rất am hiểu tiếng Anh và văn hóa nhạc Jazz đang rất được ưa chuộng thời bấy giờ.
|
Vua Phổ Nghi và hoàng hậu Uyển Dung trong trang phục hiện đại |
Theo những tiết lộ của Tôn Diệu Đình, vị quan thái giám của triều đại phong kiến cuối cùng Trung Quốc trong cuốn hồi ký của mình thì Uyển Dung thường tắm rất lâu và không bao giờ mặc quần áo ngay sau khi tắm xong.
Mặc kệ ánh mắt nhìn của các thị nữ, hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến để mình khỏa thân hồi lâu rồi tự vuốt ve thân thể để khỏa lấp cô đơn.
Không những thế, Uyển Dung còn duy trì thói quen này trong cuộc sống hằng ngày như khi đi ngủ, khi trong cung vắng người và chỉ để lại những thị nữ quen thuộc.
Cuộc đời bi thảm của Uyển Dung khi làm hoàng hậu
Tuy lên ngôi hoàng hậu từ khi 17 tuổi lại sở hữu nhan sắc và tài năng nhưng cuộc đời Uyển Dung lại là một câu chuyện buồn.
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa lại là một người yếu đuối trong đời sống tình dục.Trong cuốn hồi ký của mình, Phổ Nghi có viết: “Lúc Hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông, có đến ba cô một tối.
Họ ‘quần’ ông đến mệt lử mới để cho ông ngủ. ‘Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”. Cũng từ những dòng hồi ký này, mà nhiều người đã nghĩ rằng, ngay từ năm 10 tuổi, do quá mệt mỏi vì phải “phục vụ” các cung nữ nên Phổ Nghi sinh ra chứng… bất lực.
|
Bà được biết đến với vẻ đẹp đoan trang, thanh tú cùng tài cầm kỳ thi họa |
Do chẳng còn ai để tâm sự, trong những lúc buồn tủi cho thân phận và cuộc sống của mình đã bắt chuyện với một người giúp việc kiêm bảo vệ trong “hoàng cung”. Người đàn ông họ Lý xuất thân nghèo hèn nhưng lại rất biết cách lắng nghe và cảm thông. Lần một rồi lần hai, dần dần, Uyển Dung bắt đầu có tình cảm với người đàn ông lạ mặt.
Người đàn ông họ Lý cũng rất được lòng Phổ Nghi, do vậy, trước sau Phổ Nghi không hề nghi ngờ gì. Thậm chí, khi có người hầu tố cáo chuyện Uyển Dung và họ Lý quan hệ bất chính, Phổ Nghi vẫn không tin đó là sự thật.
Sự việc chỉ vỡ lở khi Uyển Dung không may có bầu với họ Lý. Phổ Nghi vốn không có năng lực sinh con, chuyện này ai cũng đã biết từ khi Văn Tú viết đơn kiện Phổ Nghi ra tòa. Vì vậy, đương nhiên, Uyển Dung mang thai là bằng chứng rõ ràng nhất cho việc ngoại tình. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu lịch sử đứa con này đã bị chính Phổ Nghi vứt vào lò lửa thiêu chết.
|
Ảnh bà chụp chung với một số hoàng thân cốt thích trong hoàng tộc |
Cô đơn đến cuối đời
Ngày 20 tháng 6 năm 1946, Uyển Dung qua đời trong phòng giam tại trại giam thành phố Diên Cát. Năm đó, Uyển Dung mới 40 tuổi và bên cạnh không có lấy một người thân. Điều đáng nói là, Phổ Nghi, người chồng chung sống với Uyển Dung hơn 20 năm gần như không hề thương xót cho cái chết thê thảm của bà.
Trong cuốn hồi ký của mình, cựu hoàng Phổ Nghi lạnh lùng viết: “Tôi nghe nói bà ấy đã chết trong trại giam và cũng chẳng rõ là nguyên nhân gì. Tuy nhiên, cũng không phải thương tiếc một người đã không biết thương yêu và coi trọng bản thân như người phụ nữ đó. Bà ấy chỉ là một kẻ nghiện ngập mà thôi”.