Năm Hồng Vũ thứ 31 (tức năm 1398), Chu Nguyên Chương bệnh nặng qua đời, hưởng thọ 71 tuổi; thụy hiệu là "Khai thiên hành đạo triệu kỷ lập cực đại thánh chí thần nhân văn nghĩa vũ tuấn đức thành công Cao Hoàng đế"; miếu hiệu Thái Tổ, táng tại Minh Hiếu Lăng. Công lao lớn nhất của Chu Nguyên Chương là lật đổ sự thống trị của nhà Nguyên, dẹp bạo loạn, bình định thiên hạ, xóa bỏ các chính sách bóc lột và giai cấp dân tộc do người Mông Cổ lập nên.
|
Ảnh minh họa. |
72 ngôi mộ của Tào Tháo hiện nằm ở địa phận nhánh sông Chương Hà giáp Chương huyện và Từ huyện thuộc thị trấn Hàm Đan tỉnh Hà Bắc ngày ngay.
Tương truyền rằng, Tào Tháo biết rõ bản thân đã gây thù với nhiều người, đặc biệt là những người tự xưng là hiền thần nhà Hán, khi Tào Tháo còn sống, ông có thể tự mình bảo vệ mình, không để những kẻ đó làm hại mình, nhưng khi đến cuối đời, vì để bảo vệ cho di thể của bản thân, tránh vì sau này con cháu mình suy tàn mà bản thân bị kẻ khác báo thù, cho nên mới cho bày ra 72 lăng mộ, để khiến cho những kẻ trộm mộ không biết được thi thể thực của ông được chôn ở đâu.
Còn chưa nói, cũng chính vì những nghi ngờ như vậy, nên hiện nay lăng mộ thật của Tào Tháo nằm ở đâu vẫn chưa thể xác định chính xác được.
Chu Nguyên Chương có cùng tư tưởng và suy nghĩ với Tào Tháo
Vị Hoàng đế này chính là người đã đánh đuổi vương triều nhà Nguyên ra khỏi lãnh thổ Hoa Hạ, lần nữa xây dựng nên chính quyền do người Hán làm chủ, đó chính là Hoàng đế khai quốc nhà Minh – Chu Nguyên Chương.
Cả đời Chu Nguyên Chương dù không thể nói là tội ác chồng chất, nhưng cũng không thể so sánh với Tào Tháo được.
Nhưng, Chu Nguyên Chương sát nghiệp quá nặng. Trước kia, những người đã theo phò tá Chu Nguyên Chương từ những ngày đầu như "Hán Sơ Tam kiệt" thì có Từ Đạt vì ăn món ngỗng quay do vua ban mà chết; Lưu Cơ, Lí Thiện Trường đều liên quan đến tranh đấu đảng phái; Lục Tục thì có liên quan đến vụ án của Hồ Duy Dung nên bị Chu Nguyên Chương giết chết.
Những vị đại công thần nhà Minh đều không có đường sống, đến cuối cùng chỉ có duy nhất Thang Hòa vì bệnh nặng ốm yếu nên mới tránh được một kiếp nạn.
Nếu nói Chu Nguyên Chương lòng dạ tàn ác, ra tay ngoan độc thì không còn gì bàn cãi, nhưng Chu Nguyên Chương cũng là kẻ nhát gan, bản thân ông biết chính mình tội nghiệt chồng chất, vì thế, lăng mộ của ông chắc chắn phải được bảo vệ kỹ lưỡng để phòng ngừa mộ tặc.
Trong "Hoàng Minh đại chính ký"- cuốn sách ghi chép lại các tư tưởng của nhà Minh, tác giả Chu Quốc Trinh đã miêu tả một cách ngắn gọn về phương pháp của Chu Nguyên Chương như sau: "Nhi phát dẫn, mỗi môn an táng."
Điều này có nghĩa là gì?
Ban đầu, sau khi Chu Nguyên Chương qua đời, Chu Doãn Văn dựa theo di nguyện của ông thiết lập mê hồn trận, dùng 13 cỗ quan tài, đi ra từ 13 cổng lớn, khiến dân chúng không thể biết được đâu mới là quan tài thật chứa di thể của Chu Nguyên Chương.
Đợi đến khi giấu giếm được dân chúng, những kẻ có ý đồ xấu muốn gây cản trở thì độ khó cũng tăng hơn đến 13 lần. Bởi vì, quân đội của nhà Minh cũng chẳng phải là những kẻ bỏ đi, chỉ vài kẻ trộm mộ nho nhỏ cũng chẳng dám hung hăng lộ liễu như vậy.
Tuy nhiên, mê hồn trận này không chỉ đơn giản là để phòng ngừa kẻ trộm mộ. Việc này còn có ý đồ khác,
Ý đồ của việc bố trí 13 cỗ quan tài trong ngày an táng di thể Chu Nguyên Chương
Quả thực, nếu bây giờ nhìn nhận lại mê hồn trận của Chu Nguyên Chương thì nó quả thật được bày ra mà chẳng có lí do gì. Nhưng vậy tại sao Chu Nguyên Chương lại phải làm như thế? Nguyên nhân đằng sau đó lại rất đơn giản.
Quy định tuẫn táng vào thời nhà Minh khi Chu Nguyên Chương qua đời đã được khôi phục lại. Khi Chu Nguyên Chương qua đời, đã để lại mệnh lệnh cho Chu Doãn Văn rằng: Tất cả những phi tần chưa mang thai của Chu Nguyên Chương đều phải bồi táng cùng ông.
Những mỹ nữ này khi sống là người của Chu Nguyên Chương, khi Chu Nguyên Chương chết đi, cũng phải là ma của Chu Nguyên Chương. Chính vì thế, Chu Doãn Văn tuân theo lệnh của Chu Nguyên Chương, tiến hành tuẫn táng.
Trùng hợp thay, khi chúng tôi tìm hiểu về lịch sử văn hiến đã phát hiện ra rằng, Chu Doãn Văn đã đưa một khoản bồi thường cho người thân của những vị phi tử phải tuẫn táng theo Chu Nguyên Chương, tên của những người này còn được ghi chép rõ ràng trong sách sử.
Sau khi tổng hợp thống kê, trùng hợp thay lại có mười hai người, thêm cả bản thân Chu Nguyên Chương, vừa tròn là 13 cỗ quan tài.
Cho nên, có thể "mê hồn trận" này không hẳn giống như lời đồn đại của dân chúng, mà thực tế, đó là quan tài linh cữu của Chu Nguyên Chương và phi tần của ông.
Theo Khánh An/Gia đình & Xã hội