|
Tranh minh họa. |
1 - Việc cưới gả, việc tế tự, phải dựa theo lễ phép, không được tiến vượt quá phận đinh của mình.
2 - Khi chèo hát, lúc hội hè, trai gái đến chơi xem, không được đứng ngồi lẫn lộn, ngăn ngừa thói dâm ô.
3 - Nhà cửa, làng xóm ở dọc đường, nếu có phụ nữ đi xa vào ngủ trọ thì cửa ngõ phải đề phòng cẩn thận, nếu người nào dám lấy sức khoẻ làm điều ô nhục, khi phát giác, thì người can phạm và chủ nhà đều bị trị tội.
4 - Các viên phủ, huyện đều chiếu theo địa phận sở tại, cắm thẻ bài răn cấm trai gái không được tắm cùng một bến, để tỏ rõ sự phân biệt về lễ phép.
5 - Xã, thôn nên chọn một, hai người cao tuổi, có đạo đức, có học vấn, phẩm hạnh tốt làm người đứng đầu, cứ những ngày nhàn rỗi, đưa nhân dân đến đình quán, công sở, hội họp giảng lời cáo dụ, để cùng nhau trông vào đấy mà làm điều lãnh cùng tiến đến phong tục tốt đẹp.
6 - Trong hạt các phủ, huyện nếu có kẻ cường hào xâm chiếm ruộng đất, ức hiếp người cô độc, xui nguyên giục bị cáo kiện lẫn nhau thì cho phép xã, thôn đó xét tố giác để nghiêm trị, nếu phủ, huyện nào vì tình riêng mà ẩn giấu đi sẽ bị luận vào tội giáng chức hoặc bãi chức.
7 - Những nhà tước vương, tước công và đại thần chứa chấp người tư cách hèn hạ, làm cò mồi đưa đồ đút lót cùng nô tỳ các nhà ấy mà mua các phẩm vật của dân, thì cho phép người đương sự đến cửa quan tố cáo, bọn can phạm sẽ bị trừng trị nặng.
8 - Viên quan giữ chức trách cai trị dân nếu người nào biết dạy bảo, đôn đốc sức dân trong hạt hăng hái theo lễ nghĩa nhún nhường thì Ty Hiến sát xét thực ghi vào hạng nhất trong dịp khảo công, nếu người nào không siêng năng dạy bảo dân, thì cảo công liệt vào hạng không lo đầy đủ chức phận.
9 - Xã trưởng, thôn trưởng và phường trưởng, người nào biết siêng năng dạy bảo đôn sức, làm cho phong tục làng xóm trở nên tốt lành thì các viên phủ huyện trình bày rõ với hai ty Thừa chính, Hiến sát xét thực tâu lên triều đình, sẽ ban thưởng.
10 - Phàm những người Man, người Lao ở ven biên giới phải kính giữ luân lý, không được làm rối loạn thường như sau khi cha, anh, chú, bác mất rồi, người nào là con cháu, anh em với người đã chết ấy không được lấy vợ cả hoặc vợ lẽ của họ làm vợ mình, nếu ai trái lệnh sẽ phải trừng trị một cách nghiêm ngặt.
Những điều giáo hóa trên đây của Lê Thánh Tông, tuy có những hạn chế theo quan điểm khắt khe của tư tưởng Nho giáo dưới chế độ phong kiến tập quyền, cách chúng ta hơn 650 năm, nhưng khi đọc lại có rất nhiều điều đáng để chúng ta suy ngẫm để đưa xã hội ta càng ngày càng phát triển một cách bền vững.
Tiến Đức