Nữ nhân này chính là Minh Đức Mã Hoàng hậu, vị Hoàng hậu duy nhất của Hán Minh Đế Lưu Trang. Khi Hán Chương Đế Lưu Đát nối ngôi, Mã Hoàng hậu được tôn làm Hoàng thái hậu, dù không phải mẹ ruột của Hoàng đế nhưng vẫn được ông hết lòng hiếu thuận.
Mã thị xuất thân từ gia đình quan lại, vốn là con cháu nhiều đời của tướng Triệu Xa của nước Triệu thời Chiến Quốc. Sinh ra trong một gia tộc có gốc gác hiển hách như thế, Mã thị lúc bấy giờ được xem như một đóa hoa trong nhà kính.
Tuy nhiên, chỉ vì một biến cố của gia đình mà cuộc đời bà đã rẽ sang một hướng khác, dần dần trở thành một bụi cây nhỏ nhưng cứng cỏi, có thể chịu nắng chịu mưa. Năm Kiến Vũ thứ 25, cha của bà đột ngột qua đời khi đang trên đường dẹp quân phản loạn và bị thu hồi ấn Hầu tước. Không lâu sau đó, anh trai bà cũng qua đời, mẹ bà ngã bệnh vì quá đau lòng.
Giữa bi kịch gia đình, Mã thị trở thành trụ cột gia đình khi mới 10 tuổi. Dù vậy, khả năng quản lý và cách cư xử của bà nhanh chóng khiến mọi người nể phục. Nhà họ Mã dù đã xuống dốc nhưng vẫn là một gia tộc lớn lúc bấy giờ với hàng chục kẻ hầu người hạ, nếu không thật sự có uy quyền thì làm sao quản được họ.
Khi cha của Mã thị còn còn sống, bà được hứa gả cho một người đàn ông quyền quý trong vùng nhưng đến lúc sa sút, hôn ước này đã bị hủy bỏ.
|
Ảnh minh họa. |
Khó khăn là con dao 2 lưỡi, nó có thể hủy hoại con người nhưng cũng khiến họ trưởng thành nhanh chóng. Mã thị cũng như vậy, bi kịch gia đình đã khiến bà mạnh mẽ hơn. Năm Kiến Vũ thứ 27, để thoát khỏi bế tắc, Mã thị đã thành công tiến cung làm tần thiếp của Thái tử Lưu Trang dưới sự giúp đỡ của anh họ.
Khi vừa mới vào cung, với tính tình ôn hòa, biết cách cư xử trên dưới, Mã thị được Hoàng hậu Âm Lệ Hoa và Thái tử Lưu Trang đặc biệt yêu thương.
Năm Kiến Vũ Trung Nguyên thứ 2, Quang Vũ Đế băng hà, Thái tử lên ngôi, trở thành Hán Minh Đế. Mã thị được phong làm Quý nhân, địa vị trong hậu cung chỉ đứng sau bậc Hoàng hậu.
Không lâu sau đó, các đại thần cùng dâng tấu xin lập Hoàng hậu. Lúc này, Hán Minh Đế đã đến hỏi lời khuyên của Thái hậu Âm Lệ Hoa và được trả lời: "Mã Quý nhân là người nhân đức nhất hậu cung, còn ai hơn nàng đâu". Thế là Mã thị đã được phong làm Hoàng hậu khi mới 21 tuổi.
Khi đã trở thành Hoàng hậu, Mã thị vẫn không thay đổi, vẫn giữ đức tính cẩn trọng, ôn hòa, tiết kiệm, giản dị. Tính cách nhất quán trước sau như một của Mã thị đã khiến Hán Minh Đế vô cùng cảm động, họ luôn yêu thương nhau, tương kính như tân. Nhưng điều đáng tiếc là Mã thị không có con cái.
Vị hoàng hậu có "bí thuật" chữa khỏi bệnh khó nói cho Càn Long, nhận muôn vàn sủng ái
Nếu như với các hậu phi khác, không có con là một đòn chí mạng ở chốn hậu cung, nhưng với Mã thị lại khác, dù bà không có con nhưng vẫn được Hoàng đế sủng ái và ra sức bù đắp thiệt thòi này cho bà. Ông đã giao con trai Lưu Đát của một phi tần khác cho Mã thị nuôi nấng.
Không phụ lòng tin của Hoàng đế và Thái hậu, Mã thị đã tận tâm nuôi dạy đứa bé này như con ruột. Thậm chí bà còn hết lòng lo lắng cho con cái của các phi tần khác.
Chẳng những vậy, khả năng thư pháp và thi họa của Mã thị cũng rất nổi bật, được các quan đại thần đánh giá cao. Có thể nói, Mã thị là một nữ nhân tài đức vẹn toàn trong mắt người đời.
Năm Vĩnh Bình thứ 18, Hán Minh Đế qua đời, Thái tử Lưu Đát lên ngôi, tức Hán Chương Đế. Mã thị được tôn làm Thái hậu. Hoàng đế đặc biệt hiếu thuận với bà, chuyện gì cũng tham khảo ý kiến của bà, kể cả chuyện chính sự. Điều này khiến trong dân gian dấy lên tin đồn Mã Thái hậu mới là người thật sự nắm giữ triều chính.
Hoàng đế vốn muốn phong hầu cho ngoại thích của Mã Thái hậu nhưng đều bị bà cản lại, bà cho rằng nếu ngoại thích nắm nhiều quyền lực sẽ khiến triền đình rối loạn.
Năm Kiến Sơ thứ 4, Mã Thái hậu bệnh năng rồi qua đời ở tuổi 41. Xét cho cùng, dù đã trải qua cuộc đời đầy thăng trầm nhưng Mã thị là một trong số ít phụ nữ có thể để lại dấu ấn trong lịch sử phong kiến hàng nghìn năm ở Trung Hoa
Theo Cafebiz