Mời độc giả xem clip: "Sự trùng hợp kỳ lạ giữa vua chúa Việt Nam và thế giới" tại đây:
Năm thứ 6 Thiên Phúc, Hậu Tấn tức năm 941, tiết độ sứ An Trọng Vinh quân Thành Đức (nay thuộc Chính Định Hà Bắc) phản đối mạnh mẽ chính sách đầu hàng cùng thái độ khúm núm luồn cúi của Thạch Kính Đường đối với quân Khiết Đan. Thậm chí, ông đã lên án mạnh mẽ những hành vi bán đất, đồng thời nhận vua Liêu Da Luật Đạo Quang làm cha để đổi lấy sự hỗ trợ quân sự của Thạch Kính Đường.
Thạch Kính Đường muốn đề phòng An Trọng Vinh nên đã điều Lưu Tri Viễn đến Ngụy Châu ( nay thuộc Đông Bắc Đại Minh Hà Bắc) nhậm chức. Ngay năm sau lại tiếp tục điều ông ta đến nhậm chức tiết độ sứ tại Hà Đông. Đồng thời cho Đỗ Trọng Uy thay ông ta tiếp quản chức thống soái cấm quân Biện Lương.
|
Ảnh minh họa chân dung Hậu Hán Cao Tổ, Cao Tri Viễn. |
Khi nhận ra triều đình Hậu Tấn có ý đề phòng và không tin tưởng mình, khi đến nhậm chức Hà Đông tiết độ sứ ông ta cũng bắt đầu chuyên tâm vào xây dựng lực lượng của mình tại địa phương. Lưu Tri Viễn đã tìm mọi cách để xây dựng danh tiếng của mình và lấy lòng dân chúng. Chả bao lâu mà tiếng thơm và lòng độ lượng nhân nghĩa của ông ta vang khắp vùng Hà Đông. Để đối phó với người Khiết Đan, ông ta còn thu phục bộ tộc Thổ Dục Hồn của người Khiết Đan, đồng thời thỉnh cầu triều đình Hậu Tấn phong chức Đại Đồng tiết độ sứ cho thủ lĩnh Bạch Thừ Phúc của Thổ Dục Hồn.
Năm thứ 7 Thiên Phúc, tức năm 942 Hậu Tấn, Thạch Kính Đường mất, con nuôi là Thạch Trọng Quý tức vị, sử sách gọi là Hậu Tấn Xuất Đế. Lưu Tri Viễn được phong làm kiểm hiệu thái sư. Đây là thời điểm ông ta càng phải toàn tâm toàn ý xây dựng thực lực của mình tại Hà Đông, đồng thời bí mật theo dõi mọi động thái của triều đình Hậu Tấn.
Sau khi Thạch Trọng Quý kế vị, tỏ rõ thái độ phản đối người Khiết Đan, chính vì thế mẫu thuẫn giữa Hậu Tấn và nước Liêu ngày càng lớn, sớm muộn cũng sẽ nổ ra chiến tranh. Cao Tri Viễn vừa cố giấu mình bình tĩnh theo dõi, quan sát thời cuộc vừa cố gắng bảo tồn và phát triển thực lực của mình.
Do không ngừng xây dựng và kiện toàn lực lượng nên khả năng quân sự của Lưu Tri Viễn ở Hà Đông ngày càng mạnh, thực lực kinh tế cũng không ngừng tăng lên. Lưu Tri Viễn bắt đầu tìm kiếm cơ hội tranh bá Trung Nguyên. Lúc này triều đình Hậu Tấn cũng bắt đầu đề phòng. Nguyên niên Khai Vận Hậu Tấn, tức năm 944, vua Liêu Da Luật Đức Quang đã đích thân dẫn quân xuống phía Nam chinh phạt Hậu Tấn. Cuộc chinh phạt Hậu Tấn lần thứ nhất và thứ hai của người Khiết Đan đều bị đẩy lùi. Ngày mùng 7/12 năm thứ 4 Khai Vận Hậu Tấn tức ngày 11/1/947, Da Luật Đức Quang tiếp tục dẫn đại quân Khiết Đan tấn công Biện Lương, tướng Đỗ Trọng Uy phản bội, Thạch Trọng Quý đầu hàng, Hậu Tấn diệt vong.
Tuy thời cơ xưng vương đã đến, các tướng lĩnh dưới quyền cũng ủng hộ và khuyên Lưu Tri Viễn nên xưng đế, nhưng cho rằng thời cơ chưa chín muồi nên ông ta đã không vội vàng. Khi nhận thấy thời cơ đã đến, ngày 15/2 năm thứ 4 Khai Vận Hậu Tấn, Lưu Tri Viễn chính thức xưng đế lập quốc tại Thái Nguyên. Để thu phục lòng dân và binh sĩ Trung Nguyên, ông ta tuyên bố vẫn dùng quốc hiệu và niên hiệu của Hậu Tấn.
Đáng tiếc Lưu Tri Viễn cầm quyền chỉ có 10 tháng, cuối năm 948, ông ta qua đời, thọ 54 tuổi. Con trai là Lưu Thừa Hữu kế vị, nhưng vì tướng Quách Uy đảo chính đã lập đổ triều đại Hậu Hán và lập ra nhà Hậu Chu.
Tuyết Mai