Thết đãi yến tiệc
Năm 1793, đại sứ Anh quốc Macartney đến thăm Trung Quốc. Các đại thần của vua Càn Long từ Thượng Thư chuyên quản lý trông nom trong cung Hòa Thân, Đại học sỹ Tùng Quân đến tổng đốc mới nhậm chức Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) Trường Lân, cùng với Kiều Nhân Kiệt trạm đường Thiên Tân và Vương Văn Hùng Hiệp tướng Thông Châu đi cùng suốt hành trình, tất cả đều đối đãi tốt với Macartney.
Trong thời gian thăm Trung Quốc, quan viên nhà Mãn Thanh đều đãi ngộ rất đặc biệt, có nhiều cách làm không phù hợp với thông lệ ngoại giao lúc bấy giờ. Người có quan hệ bế tắc nhất với người Anh đó là nhân vật “phái chim ưng”, chính là tổng đốc Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) tiền nhiệm – Phúc Khang An. Khi ở Quảng Châu, ông đã áp dụng chế độ hà khắc đối với thương nhân nước ngoài.
|
Ảnh minh họa.
|
Năm 1793, khi đoàn đại sứ Bắc Kinh và Nhiệt Hà, Phúc Khang An đã kiên quyết chủ trương để sứ thần Anh quốc hành đại lễ yết kiến ba quỳ gối chín rập đầu. Nhưng khi người Anh xuống phía Nam về Quảng Châu, các quan viên Bắc Kinh tiếp cận sứ thần nói rằng, tuần phủ Triết Giang đương nhiệm Trường Lân, nhân từ chính trực, đã được thăng chức, cần phải đến Quảng Châu thay Phúc Khang An, tiếp nhận vị trí tổng đốc Lưỡng Quảng. Ông có quan hệ tương đối tốt với người nước ngoài, chắc chắn sẽ thiết đãi tốt.
Quả nhiên, các sứ thần đến Hàng Châu, Trường Lân đã ra mặt mở tiệc mời các sứ thần, mời họ đến phủ đệ của mình làm khác, mời họ xem gánh hát biểu diễn tại nhà. Trong cuốn “Ấn tượng thành thị Đế quốc Đại Thanh”, có bức tranh đồng của nước Anh đặt tên là “tiệc chiêu đãi của quan phủ”, đã minh chứng về việc mở tiệc chiêu đãi tại nhà của tuần phủ Trường Lân.
Sau cùng, Trường Lân còn quyết định đi nhậm chức sớm, xuất phát cùng đường với người Anh từ Hàng Châu, trèo đèo lội suối, vượt qua núi non, đến Quảng Châu nhậm chức. Tổng đốc đến tận Thiều Châu thành phố phía bắc Quảng Châu mới chia tay các sứ thần, tại sao lại không cùng xuống phía nam, trò chuyện vui vẻ đến Quảng Châu? Theo các sứ thần nhận định, chính là sợ người dân Quảng Đông dị nghị ông qua lại quá mật thiết với người Anh.
Nửa đoạn đường sau trong hành trình thăm Trung Quốc, có ba vị quan hệ mật thiết với đại sứ Macartney chính là Trường Lân tổng đốc Lưỡng Quảng, Kiều Nhân Kiệt và Vương Văn Hùng. Đạo lý thiết đãi khách chính trị theo truyền thống của Trung Quốc không hề có sự phân biệt quốc gia, chính trị và tư nhân. Khi đã nói chuyện hợp cạ, thì đều không phân biệt công tư. Việc tiếp xúc riêng ngoài chốn quan trường, quan viên mời sứ thần Anh quốc về phủ đệ của mình, nói chuyện riêng, triều đình không hề trách tội.
Hai người họ Kiều và Vương đón tiếp Macartney ở Thiên Tân từ ngày 31/7/1793, đến ngày 31/12 cùng đón năm mới với người Anh ở Quảng Châu rồi mới chia tay, trong 5 tháng ròng, sớm tối đều ở bên người Anh. Trường Lân thì lần đầu gặp ở Hàng Châu vào ngày 9 tháng 11, đến Quảng Châu thì từ biệt, cũng được 2 tháng. Quan hệ giữa họ và các sứ thần rất tốt.
Rời khỏi chốn quan trường Bắc Kinh, chuyến thăm Trung Quốc bước vào nửa sau cuộc hành trình, văn sĩ Trung Quốc và nước ngoài cũng bắt đầu ăn ý với nhau. Trong trường hợp thoải mái dễ chịu đó, Trường Lân, Kiều, Vương đã nói ra rất nhiều bí mật của triều đình, một vài chuyện không nên nói cũng tiết lộ ra hết.
Những bí mật về ba mối tình
Chuyện khiến người ta kinh ngạc đó là, tổng đốc và hai vị đại nhân đã tiết lộ cho người Anh một bí mật cung đình triều đại lúc đó: Càn Long và Hòa Thân là người tình đồng tính! Theo họ nói: Một đời Càn Long, có 3 lần rơi vào biển tình.
Lần thứ nhất là yêu phi tần của cha Ung Chính đó là Mã Giai. Đây chính là chuyện loạn luân, hoàng hậu đã triệu kiến riêng với phi tử, ban cho tấm lụa trắng để treo cổ tự tử. Lần thứ hai là Hương phi của tộc Hồi, Càn Long cảm mến vẻ đẹp, lòng kiên trinh bất khuất của cô gái Tây Vực bị mình bắt giữ, cứ một mực đòi lấy vào trong cung, kết quả cũng bị hoàng hậu ngăn chặn, Hương phi cũng bị ban chết.
Sau cùng, Càn Long khi đã 60 tuổi đã yêu Hòa Thân, trong mắt Càn Long thì Hòa Thân chính là Mã Giai tái sinh, liền đưa Hòa Thân lên thành sủng thần. Ông đã vi phạm những quy tắc của Thiên triều, đề bạt người tình không hề có bất kỳ công lao to lớn gì đối với dân chúng lên vị trí hàng đầu.
Lần này người mẫu hậu mà hai năm sau qua đời đã không hề can thiệp vào, bởi vì điều này không phải là chuyện hậu cung, mà là chuyện của đàn ông (Alain Peyrefitte biên soạn, Mao Quốc Khánh dịch: trang 297 trong Đế Quốc đình trệ: Sự va chạm giữa hai thế giới hiệu sách Sanlian, Bắc Kinh, năm 1993).
Người Anh không hề ngạc nhiên đối với bí mật này, trong cung đình ở châu Âu, cũng có những câu chuyện như thế. Hoàng đế cũng là con người, ngược lại điều này lại hết sức bình thường. Nhưng, họ lại cảm thấy thật bất ngờ với việc các đại thần nói ra bí mật của hoàng đế. “Macartney đã ghi chép lại cuộc chuyện trò với hai người Kiều, Vương một cách thành thật. Bởi vì ông cho rằng, hai người họ thấu hiểu tình hình.
Chỉ có điều, về vấn đề tuổi tác của hoàng đế lại khiến ông cảm thấy khả năng về tình sử phong lưu hoàng đế của hai người họ Kiều, Vương có chút quá sự thật. Mối quan hệ quân thần của Trung Quốc quá câu nệ về nghi thức, hai vị quan đồng hành lại có thể đánh giá như vậy về quân vương của họ, khiến cho ông cảm thấy cực kỳ kinh ngạc” (trang 296, cùng cuốn sách trên).
Bởi vì mối quan hệ này, mà phó sứ của Macartney là George Staunton đã viết trong Tài liệu ghi chép Sứ thần Anh yết kiến Càn Long, chỉ nhắc đến một cách không rõ ràng rằng Hòa Thân tướng mạo bất phàm là người duy nhất được hoàng đế tin tưởng, không hề nói rõ. Do các loại nguyên nhân, “Nhật kí Macartney vẫn chưa được xuất bản một cách công khai, trong đó ghi chép lại một cách chi tiết đoạn tin tức tản mạn này, cho đến những năm gần đây mới bị nhà lịch sử học người Pháp Peyrefitte (Alain Peyrefitte ? , 1925 – 1999 ) bới được ra”.
Đoạn tin tức tản mạn này, triều đại Càn Long có rất nhiều người ở Bắc Kinh biết đến. Ngoài hai vị đại nhân Kiều, Vương nói với ông khi ở Hàng Châu, thì khi Macartney vừa đến Bắc Kinh, Nicolas JosephRaux (1754 – 1901) sứ thần do nước Pháp phái đến tiếp cận hoàng đế Càn Long cũng đã nói chuyện này cho người Anh.
Hồi ký của sứ thần Anh cho thấy rằng, Trường Lân là một vị quan trương đối chính trực, ông hy vọng có thể hợp tác với chính phủ Anh để kiểm soát trình tự giao dịch thương mại ở Quảng Châu. Ông còn cho phép người Anh học tiếng Trung, mời sứ thần do người Anh phái đến tham gia lễ đăng cơ của tân hoàng đế sau khi Càn Long thoái vị, hứa sẽ đem đến thuận lợi cho giao dịch Trung Quốc Anh Quốc ở Quảng Châu. Trường Lân chuẩn bị thi hành những chính sách mới có chút khác biệt so với quy định của Hòa Thân.
Đáng tiếc, Trường Lân nhậm chức tổng đốc Lưỡng Quảng ở Quảng Châu chỉ có 1 năm, nếu không thì giữa hai nước Trung Anh có khi vì mối quan hệ riêng mật thiết như vậy, sẽ có viễn cảnh khác cũng không thể kết luận được. Còn có, chiến tranh nha phiến chưa chắc đã xảy ra.
Ở đây còn có một gợi ý ở biên soạn lịch sử học: Theo du ký của người nước ngoài, có thể bổ sung thêm vào những thiếu sót của lịch sử Trung Quốc. Trong Bản thảo Thanh sử đương nhiên tuyệt đối không hề nhắc đến Càn Long và Hòa Thân là đồng tính. Trong tin tức thời sự ngầm về chốn quan thời xưa của Trần Khang Kỳ, Bút ký bình thường của Tiết Phúc Thành có nhắc đến tội ác của Hòa Thân, nhưng cũng không nói chính xác về mối quan hệ này. Dã sử Thanh cung sau thời dân quốc thỉnh thoảng cũng có lộ ra, nhà sử học lại không dám tùy tiện nói ra.
Ngoài ra, trong Phẩm hoa bảo giám của Trần Sâm, chúng ta có thể biết được trong thành Bắc Kinh thời vua Càn Long thịnh hành việc đồng tính nam, còn được gọi là Nam phong. Nhưng từ trước đến nay, không biết rốt cuộc là trên làm sao, dưới làm vậy hay là dưới làm sao trên làm vậy. Hoàng đế cũng thành Long Dương Chi Hảo. Bây giờ, vì có chuyện giữa đại thần đương thời với người nước ngoài, chúng ta có thể suy nghĩ một cách nghiêm túc về sự thật câu chuyện lịch sử này.
Theo Hôn nhân & Pháp luật