Cho đến nay, danh tính của mẹ Doanh Phù Tô - con trai trưởng của Tần Thủy Hoàng vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải. Theo các ghi chép lịch sử, Phù Tô là một người thông minh, nhân hậu. Doanh Phù Tô có quan điểm chính trị và cách hành xử khác với người cha độc tài, chuyên chính Tần Thủy Hoàng.
Năm 212 TCN, Tần Thủy Hoàng thực hiện chính sách chôn nho, đốt sách, giết học giả gây chấn động. Vào thời điểm đó, con trai trưởng của Tần Thủy Hoàng đã nhiều lần khuyên ngăn vua cha khiến vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc nổi giận. Vì vậy, Tần Thủy Hoàng ra lệnh cho con trai trưởng Phù Tô đến phía Bắc làm Giám quân Hà Thao, chỉ huy quân đội đồng thời rèn luyện để bản thân mạnh mẽ, cứng rắn như vị hoàng đế này.
Tuy nhiên, năm 218 TCN, Tần Thủy Hoàng băng hà khi thực hiện chuyến tuần du lần thứ năm. Tần Thủy Hoàng đã chết tại Hành cung Sa Khâu (Nay nằm ở gần Quảng Tông, Hà Bắc).
|
Con trai trưởng của Tần Thủy Hoàng bị ép tự sát sau khi nhận được thánh chỉ giả mạo. Trong ảnh là Tần Thủy Hoàng. |
Cho đến nay, nguyên nhân cái chết của
Tần Thủy Hoàng vẫn là một bí ẩn. Theo tài liệu công bố thiên hạ, Tần Thủy Hoàng chết vì bệnh nhưng qua đời vì bệnh gì thì không nói rõ. Tuy nhiên, một số người nhận định Tần Thủy Hoàng chết có liên quan đến một cuộc chính biến.
Bởi lẽ, trước khi qua đời, Tần Thủy Hoàng đã sai người viết di chiếu, truyền mệnh cho Giám quân Hà Thao là Phù Tô. Tuy nhiên, thư truyền ngôi chưa kịp truyền đi thì Tần Thủy Hoàng qua đời. Cái chết của Tần Thủy Hoàng được cho là có liên quan đến Triệu Cao, Lý Tư, Hồ Hợi. Nhóm người này đã âm mưu giết Tần Thủy Hoàng rồi sau đó giả tạo di chiếu của Tần Thủy Hoàng để ban bố thiên hạ truyền ngôi vua lại cho Hồ Hợi.
Để kế hoạch diễn ra thành công không gặp bất chắc, Triệu Cao, Lý Tư, Hồ Hợi đã làm giả thánh chỉ do Tần Thủy Hoàng hạ với nội dung Phù Tô và Mông Điềm phải tự sát vì tội bất hiếu, bất trung.
Trong thời gian giữ chức Giám quân Hà Thao, Phù Tô đã lập được nhiều công lao và từng bước trở thành nhà cầm quân xuất chúng. Tuy nhiên, khi thánh chỉ của Tần Thủy Hoàng được đưa đến nơi bắt Phù Tô và Mông Điềm phải tự sát thì con trai cả của vị hoàng đế chuyên chính này phụng lệnh cha mà không hề nghi ngờ đó là thánh chỉ giả. Ngay cả khi Mông Điềm hoài nghi tính xác thực của thánh chỉ đó và đề nghị Phù Tô kiểm tra lại nhưng con trai cả của Tần Thủy Hoàng vẫn thực hiện theo thánh chỉ của vua cha nên đã rút gươm tự sát. Trong khi đó, Mông Điềm uống thuốc độc tự vẫn.
Khi Phù Tô qua đời, người đời thương tiếc cho vị hoàng tử xứng trở thành người thừa kế ngai vàng đầy tài năng, thông minh và nhân hậu nhưng lại chết một cách oan uổng. Nhiều người nhận định nếu Phù Tô lên ngôi thì nhà Tần sẽ tồn tại lâu hơn chứ không phải chỉ tồn tại có 15 năm rồi bị lật đổ.
Tâm Anh (theo Travelchinaguide)