|
Ảnh minh họa. |
Hỏi vui: Các vị hoàng đế Trung Quốc xưa thường tự xưng là "trẫm", vậy từ này có nghĩa là gì?
Đáp gọn: Trước thời Tần, từ "trẫm" (朕) là một đại từ nhân xưng phổ biến, có nghĩa là "tôi", "ta". Bất cứ ai, không phân biệt đẳng cấp, đều có thể dùng từ này để gọi chính bản thân mình.
Tuy nhiên, kể từ khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ lập nên nhà Tần, vị hoàng đế này nhận thấy từ "trẫm" có phát âm quá giống với từ "Chính" - tên húy của mình (Doanh Chính), nên đã cấm dân chúng xưng hô như vậy.
Tần Thủy Hoàng quyết định sử dụng từ "trẫm" dành riêng cho bậc thiên tử với ý nghĩa thiêng liêng. Thường dân từ đó không được xưng "trẫm" nữa, nếu vẫn còn cố tình sẽ phạm trọng tội.
Sau này, Lưu Bang lật đổ nhà Tần, thắng Sở Bá vương Hạng Vũ, lập nên nhà Hán. Tuy nhiên, Hán Cao Tổ vốn là người ít học, không hiểu chữ nghĩa nên chỉ biết bắt chước theo Tần Thủy Hoàng xưng "trẫm". Từng có đại thần nhận ra sai sót, báo cáo lại nhưng vì sự đã rồi nên Lưu Bang đành... ngậm ngùi giữ danh xưng này. Từ đó trở đi, vua các triều đại sau cũng thường dùng cách xưng hô như vậy.
Theo Pháp luật & Bạn đọc