Tò mò hôn lễ xa hoa của công chúa thời xưa

Google News

(Kiến Thức) - Hôn lễ của công chúa được cử hành rất long trọng. Đích thân hoàng hậu đương triều và hoàng thái tử tiễn lễ cùng nhiều của hồi môn quý giá.

Công chúa đội mũ cửu huy tứ phượng trong hôn lễ. Ảnh mang tính chất minh họa.
Tống Cao Tông Triệu Cấu hốt hoảng chạy loạn về phiá nam, đến Hàng Châu và lập nên Nam Tống. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà các công chúa của Hiếu tông, Quang Tông, Ninh Tông, có lẽ là có Độ Tông đểu chết yểu. Chỉ có công chúa Chu Hán Quốc của Lý Tông Triệu Quân là trưởng thành và kết hôn.
Nhìn từ phong hiệu của nàng ta có thể thấy đây là một địa vị vô cùng khác thường của công chúa. Nàng được phong là Chu, Hán lưỡng quốc công chúa. Công chúa nhà Tống chỉ khi nào nhận được sự sủng ái đặc biệt của hoàng thượng mới được tấn phong phong hiệu đó. Nàng chính là công chúa độc nhất của hoàng đế Lý Tông, cũng là cục cưng được Lý Tông quý hơn vàng ngọc.
Nàng được gả cho Dương Chấn cháu trai của hoàng hậu tiền triều của hoàng đế Ninh Tông và là thái hậu đương triều Từ Minh thái hậu. Thực ra, ban đầu Lý Tông không định gả nàng cho Dương Chấn mà gả cho trạng nguyên Chu Chấn Viêm, nhưng do công chúa chê trạng nguyên tướng mạo xấu xí, nên mới gả nàng cho Dương Chấn. Điều này có thể nói, thời cổ đại chỉ cần là con gái hoàng gia thì cũng đều có quyền tự do lựa chọn đối tượng cho cuộc hôn nhân của mình.
Hôn lễ của công chúa được tổ chức vô cùng long trọng. Sau khi đã chọn được đối tượng xứng đôi vừa lứa để kết hôn, thì việc quan trọng đầu tiên là chọn ngày giờ hoàng đạo. Sau đó vua cử sứ giả đến tuyên triệu phò mã vào Đông Hoa Môn, và tiếp kiến ở biệt điện. Tiếp theo ban cho phò mã đai, ủng, hốt, yên ngựa đều bằng ngọc và 100 cuộn lưới đỏ, 100 bộ đồ bạc, 100 bộ vải vóc, 1 vạn lượng bạc để làm sính lễ.
Sau khi ban thưởng, hoàng thượng còn thiết yến cửu trản (9 bát lớn) khoản đãi. Khi dự tiệc thì lạc đội của hoàng gia hát múa chúc mừng. Đại yến kết thúc, phò mã làm lễ tạ ân với nhạc phụ hoàng đế, cưỡi tuấn mã có yên và dây cương in hoa vải dát vàng và tấm nệm làm bằng da lông của khỉ lông vàng, tay cầm roi được tết bằng tơ tằm, trên đầu giương lọng vàng, 50 người trong lạc đội hoàng gia đi trước tấu nhạc  mở đường. Đây gọi là “ tuyên hệ” – về nhà của mình. Cùng lúc đó, lễ vật hồi môn của công chúa cũng theo quy định của bổn triều do Thái Thường Tự gửi công văn đến các bộ phận có liên quan để tiến hành chuẩn bị.
Một tháng trước khi diễn ra hôn lễ, hoàng thượng hạ lệnh cho thừa tướng đương triều mặc thường phục và đi giầy buộc dây, theo dãy hành lang phía Tây đến hậu điện kiểm tra lễ vật hồi môn của công chúa gồm có: Trân châu, 5 con chim trĩ ngũ sắc, 1 cái mũ phượng có gắn 4 con phượng hoàng, 1 bộ quần áo gấm hoa thêu chim trĩ, trân châu ngọc bội 1 đôi, 1 đai da thuộc dát vàng, mũ ngọc long, vòng thụ ngọc, áo khoác đính ngọc bảo trân châu, quần áo bốn mùa cổ đính trân châu, đồ bọc vàng, đồ dát vàng, đồ vàng khảm đá quý, các loại trướng thêu tơ vàng, nệm ngồi, thảm, bình phong v...v...
Ngày đại lễ, phò mã mặc thường phục, đeo đại ngọc bội, cưỡi ngựa đến Ninh Môn. Ở đó thay quan phục tiếp tục đến Đông Hoa Môn. Phò mã gia dùng ngỗng thiên nga ( người xưa coi ngỗng thiên nga tượng trưng cho sự trung thành)  và tệ bạch (một vật được tết bằng tơ mà người Trung Quốc cổ đại thường dùng làm lễ vật) làm sính lễ, sau đó đích thân đến cung của công chúa để đón tân nương. Lúc này, công chúa đầu đội mũ cửu huy tứ phượng, thân mặc áo thêu đuôi chim trĩ dài, áo cô dâu tay áo màu hồng nhạt,ngồi lên kiệu hoa không buông rèm phủ trướng, đi theo sự dẫn đường của phò mã về phủ phò mã.
Đi phía trước kiệu hoa của công chúa là thiên văn quan, cùng đi là nô bộc và toàn bộ của hồi môn của công chúa, đền lồng nến 20 bộ, tương ứng với sứ thần, đồng nhi 8 người đầu cài thoa, 4 cây quạt hình vuông , 4 cây quạt hình tròn, 20 cái đèn cầm tay. Hoàng hậu ngồi trên kiệu cửu long, hoàng thái tử cưỡi ngựa đích thân tiễn lễ. Hai bên kiệu của công chúa là hai tầng lũy, phía sau là Vinh vương Triệu Dư Nhuế, Trưởng quan Tống Chính Tự ( bộ phận chuyên phụ trách việc hoàng tộc), em trai Lý Tông, thúc thúc của công chúa, Tông vương phu nhân và các phu nhân, quý nhân của các quan lại khác. Sau khi đội rước dâu về đến phủ phò mã, nhập đại yến cửu trản do vua ban, sau khi kết thúc hoàng hậu và hoàng thái tử hồi cung trước. Công chúa tiến hành lễ tân hôn giữa hai phu thê, sau đó công chúa hành lễ phục dưỡng bố mẹ chồng, rửa chân dâng cơm. Lễ vật ra mắt bố mẹ chồng gồm có: một tấm danh thiếp, 1 bộ quần áo, 1 hộp khăn tay, 1 tráp đồ trang điểm,  túi tháo đậu (một dạng đồ tắm như xà phòng thơm ngày nay), 300 đôi đồ bằng bạc, 500 bộ vải vóc và nhiều lễ vật khác cho họ hàng nhà phò mã.
Ngày thứ 3 sau lễ cưới, công chúa và phò mã vào cung tạ ân. Lúc này hoàng thượng lại tiếp tục ban thưởng lễ vật và bày yến tiệc trong nội cung. Bên ngoài tiền triều các quan đại thần lần lượt xếp hàng theo thứ bậc cao thấp vào chúc phúc. Tể tướng, thân vương, quan lại, người hầu đều được thưởng vàng, bạc, tiền hay vải vóc tùy theo chức vụ. Đương nhiên gia tộc nhà phò mã cũng được ban thưởng như tất cả mọi mọi người. Cả hoàng cung rực rỡ đèn hoa, và vang dậy tiếng "Vạn tuế!", cảnh tượng vô cùng náo nhiệt và vui vẻ.
Tuyết Mai (theo Sina)

BÌNH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Lê Hải Hương -

Đám cưới của công chúa cũng gần giống các thủ tục của người dân bình thường bây giờ, vậy là vẫn đi theo phong tục chung, nhưng có điểm khác biệt là nếu công chúa được cưng thì sẽ được chọn phò mã theo ý mình chứ nhưng như con thường dân hay con quan, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

Hành Hương -

Xin cho biết hôn lễ thời xưa của công chúa Việt Nam như thế nào

Hiển thị thêm bình luận