Vẻ đẹp lý tưởng của châu Á: Âu hóa

Google News

(Kiến Thức) - Tại sao ngày càng nhiều người châu Á đi phẫu thuật mặt để giống người... châu Âu? Và tại sao có những phụ huynh ép con đi phẫu thuật khi chúng chỉ mới 8, 9 tuổi? 

Dưới đây là bài viết trên đăng CNN của tiến sĩ Anthony Youn, một bác sĩ phẫu thuật ở Detroit, tác giả của cuốn "Trong vết khâu", hồi ký hóm hỉnh về một người người Mỹ gốc Á lớn lên và trở thành một bác sĩ. Bài viết đã đưa ra những sự thật đáng ngạc nhiên về phẫu thuật thẩm mỹ - đang là cơn sốt ở châu Á.

 

"Tiến sĩ Youn, con gái của tôi rất xấu xí"

Một người mẹ Hàn Quốc khoảng 50 tuổi ngồi trước mặt tôi trong phòng khám, cô con gái tuổi teen của ngồi cạnh bà. "Bác sĩ phải sửa cho con bé cái mũi xấu, làm mắt nó to lên và nhấn mí nữa", người phụ nữ nói.

Tôi nhìn con gái bà và nói: "Được rồi, Jane, cháu nghĩ thế nào? Đó có phải là những gì cháu muốn không?".

- 1/5 phụ nữ Hàn Quốc độ tuổi 19 - 49 đã trải qua phẫu thuật thẩm mỹ, theo kết quả một cuộc điều tra năm 2009.

- Ngày càng nhiều phụ huynh thúc ép con em làm phẫu thuật thẩm mỹ.

- Phần lớn các ca phẫu thuật được thực hiện theo mẫu "Âu hóa".
Theo Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ quốc tế, Mỹ và Brazil là hai quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng ca phẫu thuật thẩm mỹ, sau đó là Trung Quốc và Nhật Bản. Hàn Quốc, với dân số gần 49 triệu, xếp thứ 7.

Văn hóa Châu Á đã chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ, ít nhất nó không còn bị coi là cấm kỵ để giấu diếm hoặc lên án, ngay cả đối với những người nổi tiếng. Hoa hậu Hàn Quốc năm 2012 thú nhận đã trải qua dao kéo, tiết lộ: "Tôi không bao giờ nói rằng tôi sinh ra đã xinh đẹp".

Thú vị là tôi thấy các bậc phụ huynh thường ép con em mình làm phẫu thuật. Tôi đã gặp một số cha mẹ người Hàn Quốc ở độ tuổi 50 tuổi trở lên như mẹ của Jane, không hề e ngại khuyến khích con cái mình đi phẫu thuật thẩm mỹ. Họ thậm chí còn chọc và thúc vào ở mặt đứa trẻ để bảo bác sĩ phẫu thuật ra sao nhằm cải thiện vẻ ngoài của chúng.

Phần lớn các ca phẫu thuật thẩm mỹ mặt cho người châu Á đều theo kiểu "Âu hóa". Hai loại phẫu thuật phổ biến nhất là nâng mũi và nhấn mí đều được làm để trông giống "Tây".

Người châu Á thường có mũi to và thấp. Phẫu thuật mũi cho người châu Á là làm hẹp và nâng cao mũi để gần giống mũi người Âu. Trong khi đó, nhấn mí kiểu châu Á là tạo ra thêm một mí mắt trên. Trong khi đó là những nét mặt đại diện cho hầu hết người châu Âu thì chỉ hiển thị tự nhiên ở 15% người Đông Á.

Trong khi các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Châu Á cho rằng dịch vụ này nhằm duy trì "tập" bệnh nhân của họ và làm người phẫu thuật xong hấp dẫn hơn, tôi không nghĩ vậy. Nói một cách thẳng thắn: phẫu thuật thẩm mỹ trên mặt người châu Á đang là làm cho một người trông càng giống "Tây" càng tốt.

 Ảnh minh họa.

Và đó là một suy nghĩ đáng lo ngại

Là một bác sĩ phẫu thuật trẻ, tôi được đào tạo tất cả các loại phẫu thuật kiểu này. Tôi thậm chí còn thực hiện một số ca phẫu thuật trong đợt thực tập đầu tiên của mình. Là một bác sĩ phẫu thuật trẻ say việc, tôi đã không e ngại thực hiện các phẩu thuật như làm mắt hai mí. Đạo đức nghề nghiệp đúng hay sai khi làm những phấu thuật này chưa bào giờ lướt qua tâm trí tôi.

Và sau đó là một chuỗi các sự kiện khiến tôi phải cân nhắc liệu có nên tiếp tục thực hiện các phẫu thuật này hay không. Chúng thực sự tốt cho các bệnh nhân? hay cho xã hội?

Đầu tiên là trường hợpJane và mẹ cô bé. Sau đó, tôi nhận được yêu cầu từ một người mẹ để thực hiện một phẫu thuật mí mắt cho con trai của bà. "Nó thực sự muốn phẫu thuật. Nó muốn trông đẹp trai", bà mẹ nói. Nhưng sau đó, tôi phát hiện con trai của bà này mới 8 tuổi.

Tôi có một con gái. Cô gái xinh đẹp nhất mà tôi từng thấy - hoàn hảo trong mọi phương diện. Con bé trông giống mẹ, ngoại trừ một nét thừa kế từ cha mình. Nó không có nếp mí phía trên mắt.

Và tôi hy vọng con bé không bao giờ cảm thấy cần phải thay đổi điều đó.

TIN LIÊN QUAN

ĐANG ĐỌC NHIỀU

H.M