Ấn Độ thương lượng mua thủy phi cơ Nhật Bản

Google News

(Kiến Thức) - Nhật Bản đang tích cực đàm phán để ký thỏa thuận bán thủy phi cơ US 2  cho Ấn Độ.

 Thủy phi cơ US 2 được sử dụng trong quân đội Nhật Bản.

Trong chuyến thăm 4 ngày tới Tokyo của Thủ tướng Manmohan Singh, bắt đầu từ ngày 27/5, hai bên sẽ thảo luận việc Ấn Độ mua thủy phi cơ US-2 được sử dụng trong quân đội Nhật Bản.

Thỏa thuận trên sẽ là thương vụ mua bán thiết bị quân sự tiên do quân đội Nhật Bản chịu trách nhiệm, kể từ khi Tokyo bị cấm vận xuất khẩu vũ khí.

Theo các chuyên gia, máy bay US-2 do tập đoàn ShinMaywa sản xuất, đã được bán cho hải quân Nhật có phạm vi hoạt động 4.700 km và có thể đậu trên biển nơi những con sóng cao tới 3m. Hiện thủy phi cơ US-2 cũng đang được Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản trang bị để tuần tra, giám sát biển và tham gia các hoạt động đổ bộ, hoặc cứu hộ cứu nạn...

 Các nguồn tin cho biết, chính phủ Ấn Độ đang có ý định mua ít nhất 15 chiếc thủy phi cơ US-2

Các nguồn tin cho biết, chính phủ Ấn Độ đang có ý định mua ít nhất 15 chiếc thủy phi cơ US-2. Theo giới chuyên gia, thủy phi cơ phải được xếp vào danh mục được sử dụng cho mục đích dân sự như tìm kiếm cứu nạn để đủ điều kiện xuất khẩu phù hợp với lệnh cấm xuất khẩu vũ khí mà Nhật tự áp đặt cho mình năm 1967, để chống lại chủ nghĩa quân phiệt sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Nhật Bản được cho là đang tìm cách mở rộng thị trường cho ngành công nghiệp quốc phòng. Nhật từng xuất khẩu công nghệ hoặc một số bộ phận của các thiết bị quân sự nhưng đây là lần đầu tiên họ bán một sản phẩm hoàn chỉnh.

Theo phát ngôn viên của ShinMaywa, năm ngoái tập đoàn cũng mở một văn phòng kinh doanh tại New Delhi để giới thiệu sản phẩm của họ tại thị trường Ấn Độ. Đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch hồi sinh nền kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe.

“Nếu được xuất khẩu sang Ấn Độ với mục đích dân sự, US-2 sẽ là thiết bị quân sự nội địa đầu tiên mà Bộ Quốc phòng Nhật từng sử dụng được bán ra nước ngoài”, một quan chức Bộ Thương mại Nhật Bản nhấn mạnh.

Ngoài ra, trong bối cảnh cả hai bên hiện chia sẻ mối quan ngại chung về mối đe dọa Trung Quốc, thương vụ cũng góp phần tăng cường quan hệ song phương Nhật Bản-Ấn Độ để cùng đối phó với “con rồng châu Á”.

TIN LIÊN QUAN

ĐANG ĐỌC NHIỀU
Bạch Dương