Bộ CA đề xuất cấp căn cước gắn chip: Thế giới đang dùng gì?

Google News

(Kiến Thức) - Một số quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như Malaysia, đã sử dụng công nghệ tích hợp thông tin và hệ thống nhận dạng sinh trắc học tiên tiến để ứng dụng thẻ căn cước vào nhiều tiện ích khác nhau. 

Bộ Công an đang báo cáo Chính phủ xin chủ trương thực hiện cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử thay cho căn cước công dân sử dụng mã vạch như hiện nay.
Theo Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an, thẻ căn cước công dân tới đây sẽ tiếp tục tích hợp nhiều dữ liệu như bằng lái xe, bảo hiểm y tế. Bộ cũng đang tính toán việc sử dụng chip, mã QR... Dự kiến, nếu được Chính phủ phê duyệt và đáp ứng được các yêu cầu, thì từ tháng 11/2020 sẽ bắt đầu cấp căn cước công dân gắn chip trên phạm vi toàn quốc.
Đề xuất của Bộ Công an về việc cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Trên thực tế, một số quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như Malaysia, đã sử dụng công nghệ tích hợp thông tin và hệ thống nhận dạng sinh trắc học tiên tiến để ứng dụng thẻ căn cước vào nhiều tiện ích khác nhau. 
Bo CA de xuat cap can cuoc gan chip: The gioi dang dung gi?
Bộ Công an đề xuất cấp thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử. Ảnh minh họa: KT.
Được biết, mỗi công dân Malaysia được cấp MyKad - thẻ nhận dạng được gắn một con chip chứa thông tin - từ năm 12 tuổi. Chiếc thẻ MyKat này tích hợp 4 thẻ, bao gồm căn cước, bằng lái xe, thông tin hộ chiếu và thông tin sức khỏe.
Không chỉ vậy, MyKad còn được cải tiến tích hợp thêm 4 thông tin điện tử khác là Ví điện tử, truy cập ATM, ứng dụng dùng để di chuyển và sử dụng để giao dịch điện tử.
Bo CA de xuat cap can cuoc gan chip: The gioi dang dung gi?-Hinh-2
Công dân Malaysia được cấp thẻ MyKad. Ảnh: DE.  
Tại Indonesia, chứng minh thư (thẻ căn cước) của mỗi công dân có gắn một con chip ghi các dữ liệu nhân trắc bao gồm dấu vân tay và hình dạng đồng tử của mắt. Công dân Indonesia đi làm chứng minh thư từ năm 17 tuổi. 
Ở Thái Lan, thẻ căn cước được sử dụng như mã số thuế.
Tại Hàn Quốc, Đức, thẻ căn cước thông minh được sử dụng như thẻ đa năng, cũng cho phép ứng dụng trong các dịch vụ công cộng, hành chính, xã hội...
Hồi tháng 10/2019, Hàn Quốc cho biết sẽ ra mắt hệ thống thẻ căn cước và chứng chỉ số mới nhằm tăng sự thuận tiện cho người dân trong việc làm thủ tục trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng và hành chính.
Vietnam Plus dẫn thông tin từ nhà chức trách Hàn Quốc cho hay, thẻ căn cước và chứng chỉ số đối với sổ hộ khẩu cũng như các loại giấy tờ khác có thể được lưu trữ trên điện thoại thông minh, qua đó giảm bớt lo ngại về nguy cơ bị đánh cắp hoặc giả mạo thẻ cư trú.
Việc cấp thẻ căn cước và chứng chỉ số sẽ giúp tiết kiệm thời gian làm các thủ tục đăng ký sổ hộ khẩu cũng như nhiều loại giấy tờ khác cho người dân Hàn Quốc. 

Mời độc giả xem thêm video: Đổi Chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước (Nguồn video: VTC16)

Mỹ là một trong số ít các quốc gia trên thế giới không ban hành giấy căn cước bắt buộc ở cấp liên bang. Tuy nhiên, Mỹ quản lý dân cư bằng một hoặc một số loại giấy tờ tùy thân được ban hành ở cấp tiểu bang như bằng lái xe, giấy khai sinh, thẻ an sinh xã hội và hộ chiếu.
Theo GovSimplified, bằng lái xe là loại giấy tờ thường được sử dụng nhất để chứng minh thân phận tại Mỹ.
Bằng lái xe cũng được sử dụng nhiều trong các công việc và giao dịch hàng ngày, chẳng hạn như chứng minh độ tuổi khi mua bia rượu, nhập học, đăng ký bảo hiểm, vay tiền, mở tài khoản ngân hàng, làm thủ tục lên máy bay hay xác minh cử tri...
An An (T.H)