Theo đó, một cựu quan chức chính quyền Trump nói với truyền thông rằng cuộc tiếp xúc này được coi là “gánh nợ cho đất nước”. Theo các nguồn tin, những cuộc trò chuyện này không quá chi tiết, nhưng có thể giúp nhóm chuyển giao của ông Biden hiểu được những thách thức mà họ có thể gặp phải khi nhậm chức.
|
Ông Joe Biden. (Ảnh: Reuters) |
Ngoài ra, theo một cựu quan chức Nhà Trắng khác đã rời chính quyền vài tháng trước, ông đã gửi thư cho một người trong chính quyền Biden và đề nghị giúp đỡ.
Trong khi đó, một quan chức hiện tại đang làm việc trong chính quyền Tổng thống Trump cho biết, các cuộc tiếp xúc không chính thức với nhóm của ông Biden đang diễn ra.
“Không có gì có thể gây rắc rối cho chúng tôi. Chỉ là một lời đề nghị giúp đỡ. Nhóm của ông Biden biết chúng tôi muốn nói gì và chúng tôi có thể làm gì, cũng như không thể làm gì”, quan chức giấu tên cho biết.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của CNN, Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar cho biết, Bộ này sẽ không làm việc với nhóm của ông Biden cho đến khi Cục Quản lý Dịch vụ Tổng hợp (GSA) chính thức công nhận chiến thắng.
“Chúng tôi đã nói rất rõ rằng khi GSA công nhận người chiến thắng, chúng tôi sẽ đảm bảo một quá trình chuyển đổi và đào tạo chuyên môn chung hoàn chỉnh. Chúng tôi tuân theo các nguyên tắc”, ông Azar nhấn mạnh.
Trước đó, các Bộ của Mỹ từ chối tham khảo ý kiến với đại diện của ông Biden cho đến khi ông được GSA công bố chiến thắng. Luật pháp Mỹ không đặt ra khung thời gian rõ ràng để cơ quan giám sát này tuyên bố ứng cử viên từ một đảng cụ thể là người chiến thắng. Tuy nhiên, điều này thường được thực hiện sau khi không có nghi ngờ gì về quá trình bầu cử và cần phải bắt đầu chuyển giao quyền lực càng sớm càng tốt.
Theo Politico, bà Emily Murphy, người đứng đầu Cơ quan quản lý dịch vụ tổng hợp Mỹ, đã từ chối thực hiện các thủ tục chuyển giao và công nhận ông Joe Biden đắc cử tổng thống.
Hiện nay, kết quả bầu cho thấy rõ ràng ứng viên Dân chủ Joe Biden đã thắng. Bên cạnh đó, nhóm của ông Biden đã cảnh báo rằng nếu việc chuyển giao quyền lực bị chậm trễ thì hậu quả thực tế đối với an ninh quốc gia và đại dịch Covid-19 sẽ càng thêm nguy hiểm.
Theo quy định, các kiện cáo liên quan đến kết quả bỏ phiếu ở các địa phương phải giải quyết xong trước ngày 8/12 để chứng nhận kết quả cuối cùng vào hạn chót này trước khi đại cử tri đoàn bỏ phiếu vào ngày 14/12. Quốc hội Mỹ sẽ kiểm phiếu đại cử tri và thông báo người đắc cử vào ngày 6/1 năm sau. Tổng thống mới của Mỹ sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1.
Theo Thanh Bình/Infonet