“Cuộc điều tra do phía Ukraine thực hiện chưa đủ các bằng chứng để xác nhận cáo buộc Nga dính líu tới phong trào biểu tình Maidan”, trích báo cáo của Ủy ban phòng chống tra tấn châu Âu. Các chuyên gia đã đưa ra kết luận trên dựa vào kết quả chuyến thăm tới Ukraine hồi tháng 2/2014.
|
Cảnh sát chống bạo động Ukraine đụng độ với người biểu tình ở Quảng trường Maidan.
|
Theo đó, các chuyên gia này cho hay,
lực lượng thực thi luật pháp Ukraine đã lạm dụng vũ lực trong lúc bắt giữ những người biểu tình ở Quảng trường Maidan.
“Các cơ quan thực thi luật pháp của
Ukraine mà dường như đã lạm dụng vũ lực với người biểu tình bao gồm thành viên cảnh sát chống bạo động Berkut cũng như cảnh sát thuộc Bộ Nội vụ Ukraine”, báo cáo có đoạn viết.
Các thành viên phái đoàn ủy ban trên đã tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn với những người tham gia biểu tình tại các nhà tù hay các cơ sở y tế. Cùng với đó, nhóm điều tra viên của Ủy ban phòng chống tra tấn châu Âu còn gặp gỡ các giám đốc, bác sĩ ở Kiev và Dnipropetrovsk cũng như các chuyên gia pháp y để củng cố thêm các bằng chứng.
Ở thủ đô Kiev, họ còn thu thập được một loạt các báo cáo và bằng chứng về tình trạng đối xử tệ với những người dân tham gia biểu tình Maidan. Báo cáo chỉ ra “mọi người nói rằng, họ (tức người biểu tình) đã bị đánh đập bằng dùi cui cao su và các vật rắn khác cho tới khi họ không thể đi lại hoặc mất ý thức”. Ủy ban trên dẫn lại rằng, sở dĩ việc đối xử tệ với những nhà hoạt động Maidan là nhằm lặp lại trật tự và được chính quyền chấp thuận.
Báo cáo chỉ thực trạng rằng, việc thiếu thốn các thông tin trong việc nhận dạng những nhân viên thực thi luật pháp là một trong những nhân tố cản trở cuộc điều tra liên quan tới nạn đối xử tệ với những người biểu tình Maidan.
Trước đó, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã cáo buộc Cơ quan An ninh Liên bang Ukraine đã dính líu tới các tội ác chống lại những người biểu tình Maidan, đặc biệt là các vụ sát hại dân thường trong các cuộc biểu tình ở Kiev hồi đầu năm 2014.
Thanh Nga