Bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo do tác giả Gu Bochong viết cảnh báo rằng, hiện nhiều cựu lãnh đạo Trung Quốc tuy đã từ nhiệm những vẫn gây ảnh hưởng đối với các vấn đề quốc gia trọng đại hay trong các cơ quan chính phủ.
Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh các vị lãnh đạo đương thời và các vị bô lão trong chính quyền Trung Quốc tập trung tại Hội nghị Bắc Đới Hà luận bàn về các chuyện quốc gia đại sự.
|
Ban lãnh đạo mới của ĐCS Trung Quốc.
|
Tác giả Gu Bochong cho biết, thông qua các phụ tá lâu năm, các
lãnh đạo về hưu thường can thiệp vào quá trình ra quyết định đối với những vấn đề hệ trọng của Trung Quốc.
Đặc biệt, một khi các quyết định được đưa ra trái với ý muốn của họ, những vị bô lão cũng hay buông lời ca thán về các quan chức lãnh đạo đương nhiệm.
Bài viết này không đưa ra các ví dụ về việc các cựu quan chứcTrung Quốc đang âm thầm gây ảnh hưởng trong các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên, tác giả bài viết cũng đưa ý kiến rằng các vị "lý cựu" cùng gia đình họ nên "yên phận", dần thích nghi với thực trạng hiện nay.
Cuối cùng, bài báo cũng kêu gọi các lãnh đạo, quan chức đương nhiệm nên có những biện pháp vừa thể hiện sự kính trọng của họ đối với các vị quan về hưu cũng như lập ra các quy định chặt chẽ hơn để ngăn những vị bô lão duy trì tầm ảnh hưởng ở các cơ quan.
Từ lâu, Trung Quốc vẫn duy trì cơ chế chính trị nguyên lão, tức các công thần dựng nước có những ảnh hưởng rất lớn tới quyết sách của nước này mặc dù họ không nắm giữ bất cứ vị trí nào trong Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, tới “thời đại Tập Cận Bình”, dường như cơ chế trên đã không còn tồn tại.
Cụ thể, từ sau khi đại án Quách Bá Hùng công khai, nhiều cơ quan báo chí Hong Kong dẫn lại thông tin từ các quan chức chính quyền Trung Quốc rằng, kể từ năm nay, Hội nghị Bắc Đới Hà sẽ không diễn ra như các năm trước. Có tin nói, Chủ tịch Tập Cận Bình năm nay đã không mời các nguyên lão hay các cựu quan chức tới Hội nghị Bắc Đới Hà để luận bàn chính sự.
Thanh Nga (theo SCMP)