Đằng sau việc Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và chính phủ bất ngờ từ chức

Google News

(Kiến Thức) - Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thông báo toàn bộ chính phủ Liên bang Nga từ chức. Tuyên bố này của ông Medvedev đưa ra sau khi Tổng thống Vladimir Putin đề xuất sửa đổi Hiến pháp trong Thông điệp Liên bang ngày 15/1.

Theo RT, ngày 15/1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thông báo ông cùng toàn bộ thành viên Chính phủ từ chức. Tuyên bố này được đưa ra sau thông điệp của Tổng thống Nga gửi Quốc hội Liên bang, trong đó ông Putin đề xuất một số thay đổi căn bản đối với Hiến pháp Nga.
ề xuất của Tổng thống Putin là những thay đổi đáng kể đối với các điều khoản hiến pháp cũng như sự cân bằng quyền lực giữa nhánh hành pháp, tư pháp và hiến pháp", Thủ tướng Medvedev giải thích.
Dang sau viec Thu tuong Nga Dmitry Medvedev va chinh phu bat ngo tu chuc
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) ngồi cạnh Thủ tướng Medvedev. Ảnh: RT. 
"Trong bối cảnh này, rõ ràng, chính phủ (Nga) nên tạo điều kiện cho Tổng thống có khả năng đưa ra mọi quyết định, vốn cần có để thực thi kế hoạch đề xuất. Tôi tin rằng đó là điều đúng đắn, và theo Điều 117 của Hiến pháp, Chính phủ với thành phần đương nhiệm xin từ chức”, Thủ tướng Medvedev nói tiếp.
Tổng thống Putin đã cảm ơn Thủ tướng Medvedev cùng các bộ trưởng trong thời gian phục vụ vừa qua. Ông chủ Điện Kremlin cũng đề nghị các bộ trưởng tiếp tục đảm nhiệm vai trò là một chính phủ tạm quyền cho tới khi chính phủ mới được thành lập.
Quyết định từ chức của ông Medvedev cho phép Tổng thống Putin bổ nhiệm một Thủ tướng mới và có thể sẽ là người được nhà lãnh đạo Nga ủng hộ làm tổng thống tương lai.
Một số ứng viên tiềm năng có thể thay thế ông Medvedev gồm Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin, Bộ trưởng Kinh tế Maxim Oreshkin và Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak. Tuy nhiên, hiện chưa rõ khi nào thủ tướng mới sẽ được bổ nhiệm.

Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống Nga Putin trong rừng taiga (Nguồn: Sputnik)

Đề xuất sửa đổi Hiến Pháp của Tổng thống Putin được cho là sẽ hạn chế quyền lực của người kế nhiệm ông và gia tăng quyền lực cho Thủ tướng, Quốc hội. Tuy nhiên, Tổng thống vẫn giữ quyền xác định các ưu tiên của chính phủ và quyền bãi nhiệm các thành viên chính phủ. 
Tổng thống Putin cũng đề xuất trưng cầu ý dân đối với bất cứ sửa đổi nào của Hiến Pháp Nga.
"Tôi cho rằng cần phải tiến hành một cuộc bỏ phiếu về toàn bộ đề xuất sửa đổi Hiến pháp. Phải tôn trọng ý kiến của công chúng thì chúng ta mới xây dựng được nước Nga thịnh vượng và hùng mạnh", Tổng thống Putin nói trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang ngày 15/1. 
Thiên An (T.H)